Lần đầu tiên phụ nữ được phép đặt chân vào sàn đấu sumo

Hiệp hội Sumo Nhật Bản cho biết họ sẽ xem xét ý kiến từ các chuyên gia và công chúng về chính sách bị chỉ trích rất nhiều trong thời gian qua là cấm phụ nữ bước vào sàn đấu sumo.

Hiệp hội đã tổ chức một cuộc họp bất thường vào thứ bảy. Mặc dù không đạt được một quyết định liên quan đến lệnh cấm phụ nữ nhưng đã làm rõ rằng phụ nữ có thể vào sàn đấu trong thời điểm ‘khẩn cấp’ như một ngoại lệ.

Hiệp hội cũng đã sa thải một số người trong vụ việc diễn ra vào đầu tháng tư khi họ ra lệnh cho những người phụ nữ rời khỏi sàn đấu trong lúc họ cố gắng sơ cứu cho một viên chức bị ngất xỉu tại một sự kiện ở miền bắc Kyoto.

Ryozo Tatami, thị trưởng 67 tuổi của thành phố Maizuru, đã bị ngất xỉu trong khi phát biểu. Hai ngườ phụ nữ là chuyên gia y tế đã lao lên sàn đấu và bắt đầu thực hiện sơ cứu trong lúc một số quan chức nam giới chỉ đứng nhìn xung quanh.

Khi hai người phụ nữ bước lên sàn đấu thì một viên chức đã yêu cầu họ rời khỏi đó.

Đoạn phim được đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội đã gây ra sự phẫn nộ, nhiều người đã chỉ trích các quan chức sumo và nói rằng họ đã phân biệt đối xử với phụ nữ.

Thị trưởng sau đó được đưa đến một bệnh viện nhưng may mắn sống sót và được chẩn đoán là bị đột quỵ.

Tomoko Nakagawa, thị trưởng thành phố Takarazuka, phát biểu bên ngoài sàn đấu sumo tại triển lãm sumo ở Takarazuka, Nhật Bản. Bà phản đối truyền thống chỉ dành cho nam giới của Sumo trong bài phát biểu của mình.

Giữa làn sóng phản đối trên toàn thế giới, người đứng đầu Hiệp hội Sumo Nhật Bản đã đứng ra xin lỗi và nói rằng quan chức tại sự kiện Kyoto đã có một ‘phản ứng không phù hợp’.

Yurika Mita, một phát thanh viên trên một chương trình truyền hình trên Fuji Television Network cho biết: “Tất nhiên điều quan trọng là phải bảo vệ truyền thống, nhưng cái cách mà họ loại trừ phụ nữ trong trường hợp khẩn cấp như vậy là không phù hợp, là một người phụ nữ tôi cảm thấy thất vọng về điều đó. Nếu không có nỗ lực của phụ nữ, cuộc sống của một người có thể đã bị mất.”

Truyền thống sàn đấu chỉ dành cho nam giới của Sumo đã gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ, thậm chí ngay cả những nữ chính trị gia hàng đầu cũng không được vinh danh những người chiến thắng trên sàn đấu.

Sàn đấu sumo, còn được gọi là dohyo, được xem là nơi thiêng liêng trong môn thể thao chỉ dành cho nam giới này. Phụ nữ bị cấm đặt chân lên sàn đấu vì họ bị xem là ‘làm bẩn thỉu các nghi thức’.

Anh Thư