Môn võ cổ truyền Triều Tiên: Sibpalgi

Sibpalgi  là võ cổ truyền của Triều Tiên. Sibpalgi nghĩa là “mười tám hệ thống chiến đấu” – thực tế là Sibpalgi sử dụng cả 18 hệ thống võ thuật cổ truyền của Triều Tiên, môn võ này xuất hiện từ năm 1759.

Thiếu Lâm tự quyền pháp: Shorinji Kempo
Kỹ thuật tự vệ đường phố cơ bản từ môn võ Kajukenbo

6

Sibpalgi được chia thành 03 nhóm chính đó là: Đâm, Chém và Đánh – điều này ảnh hưởng bởi chiến thuật quân sự lúc bấy giờ vì các trận chiến đều là cận chiến và vũ khí cận chiến.

Một cảnh võ sinh luyện tập Sibpalgi

71. Lịch sử Sib Pal Gi

Nên móng nguyên thủy của Sibpalgi là dựa vào sách nghệ thuật quân sự của Triều Tiên đó là sách Muyejebo – sách được sáng tác vào năm 1610. Trong cuộc chiến với Nhật Bản ở trận Lâm Tân giang, vua Triều Tiên Tuyên Tổ (Seonjo) đã ghi chép lại dựa trên mẫu là Tướng của Trung Quốc là Thích Kế Quang.

Tuy nhiên Seonjo đã băng hà, nên sách Muyejebo đã được tướng Han Gyo tiếp tục hoàn thành, trong đó có thêm cả các thế võ của Nhật Bản. Dù vậy Muyejebo lúc bấy giờ chỉ có “06 hệ thống chiến đấu” – bao gồm:

  • Gonbang (gậy dài)
  • Deungpae (cái khiên)
  • Nangseon (gần giống cây giáo nhưng có nhiều đầu nhọn)
  • Jangchang (cây giáo dài)
  • Dangpa (cây đinh ba)
  • Ssangsudo (kiếm cầm bằng hai tay)

 8

2. Vũ khí Nangseon

Sau đó vào đời Vua Triều Tiên Anh Tổ, người có công chỉnh sửa và thêm vào 12 hệ thống chiến đấu để tổng cộng thành 18 hệ thống chiến đấu là Trang Hiến Thế tử. Tuy nhiên, sau đó Trang Hiến Thế tử đã bị vua Triều Tiên Anh Tổ bức tử.

Trang Hiến Thế tử là người tạo nên tảng, xương sống cho Sib Pal Gi hoặc còn gọi là Bonjo Muye Sib Pal Ban (18 hệ thống võ thuật triều đại Triều Tiên). 12 hệ thống chiến đấu được thêm vào là:

  • Jukjangchang (giáo tre dài)
  • Gichang (giáo có gắn cờ)
  • Yedo (kiếm ngắn)
  • Waegeom (kiếm nhật)
  • Gyojeon (cận chiến bằng kiếm)
  • Woldo (mã tấu)
  • Hyeopdo (kiếm với mũi giáo)
  • Ssanggeom (Song kiếm)
  • Jedogeom (kiếm phương Tây)
  • Bonguk geom (kiếm truyền thống Triều Tiên)
  • Gwonbeop (nhập môn)
  • Pyeongon (chùy)

Sau đó Trang Hiến Thế Tử đổi tên thành Muyesinbo – Võ thuật mình họa mới và công bố vào năm 1759.

9

Đa dạng các loại vũ khí trong môn võ Sibpalgi

3. Sib Pal Gi hiện đại

Hiện nay với thời thế thay đổi, Sib Pal Gi đã biến đổi trở thành môn võ hiện đại, người có công thay đổi là Kim Kwang Suk. Suốt thời kỳ xung đột giữa Triều Tiên và Nhật Bản, Kim Kwang Suk đã ẩn thân tại miếu thờ của Đạo Giáo và cùng tập luyện võ thuật truyền thống Triều Tiên với Yun Myeong-Deok. Việc tập luyện này rất bí mât, vì theo luật của Nhật Bản là không cho bất cứ ai học võ Triều Tiên. Ông cũng học y học phương Tây và luyện khí công. Kim Kwang Suk là người thành lập Hiệp hội Sib Pal Gi Triều Tiên.

Logo môn võ Sibpalgi
Logo môn võ Sibpalgi

Hiệp hội Sib Pal Gi Triều Tiên Hiệp Hội Sib Pal Gi Triều Tiên là nơi tập trung đào tạo và điều hành hầu như tất cả hoạt động của Sib Pal Gi hiện đại. Tuy nhiên vẫn được chia làm 03 nhánh phát triển riêng biệt:

  • Những người học Sib Pal Gi ở Hàn Quốc vẫn theo hệ thống võ gần giống với hệ thống võ của Trung Quốc với vũ khí và không vũ khí. Tuy nhiên đã có nhiều biến thể.
  • Những người học Sib Pal Gi ở phương Tây được cho rằng giống hoàn toàn với võ Trung Quốc, “kung -fu”.
  • Các nhóm nhỏ luyện tập hoàn toàn Sib Pal Gi chính gốc, dựa vào các văn kiện lịch sử Triều Tiên mà học tập theo, chủ yếu là sách Muyesinbo. Tuy nhiên, nhánh này khi truyền bá ra ngoài vẫn đang theo nhánh thứ 02.

    Sib Pal Gi Hiện Đại
    Sib Pal Gi Hiện Đại

Một số hình ảnh về môn võ Sib Pal Gi:

Sib Pal Gi được sử dụng trong quân đội Triều Tiên xưa
Sib Pal Gi được sử dụng trong quân đội Triều Tiên xưa
Các vũ khí đa dạng – cây giáo
Các vũ khí đa dạng – cây giáo
Các vũ khí đa dạng – cây đao
Các vũ khí đa dạng – cây đao
Các vũ khí đa dạng – cây giáo có cờ
Các vũ khí đa dạng – cây giáo có cờ
Đường đao khá giống với nhiều thế võ Trung Quốc
Đường đao khá giống với nhiều thế võ Trung Quốc
Sib Pal Gi hiện đại chú ý yếu tố thể thao hóa
Sib Pal Gi hiện đại chú ý yếu tố thể thao hóa

Video về võ  cổ truyền Triều Tiên Sibpalgi

Minh Tân (sưu tầm)