Muay Thái có sở hữu hệ thống đai đẳng hay không?

Nhiều người hay tự hỏi rằng Muay Thái – môn võ cổ điển đã có hàng trăm năm phát triển, liệu có sở hữu hệ thống đai đẳng như những người “anh em cổ điển” như Karate, Jiujisu, Taekwondo… hay không?

“Sốt sình sịch” Instagram toàn ảnh đẹp của chàng hot boy Muay Thái

Xem clip sau, bạn sẽ phải suy nghĩ lại về việc “thử” thi đấu Muay Thái

Câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn ngạc nhiên: không hề.

Hệ thống đai đẳng gần như chỉ xuất hiện ở vùng Á Đông, đặc biệt là Nhật Bản, Triều Tiên… Vốn sử dụng loại võ phục gấp vạt truyền thống của các nước Á Đông, sợi đai được sử dụng như một công cụ cố định quần áo, đồng thời giữ chắc ổ bụng, giúp người tập hạn chế các tổn thương nội tang. Sau này. do nhu cầu truyền dạy võ thuật đại trà cho đông đảo người tập luyện, đai đẳng ra đời với mục đích phân định đẳng cấp người tập luyện, giúp người giảng dạy dễ dàng đánh giá được môn sinh, từ đó giảng dạy với bài bản phù hợp. Đến thời hiện đại, khi các nền văn minh thế giới xích lại gần nhau hơn, võ thuật Á Đông được lan truyền rộng rãi trên toàn thế giới, từ đó đem theo nét văn hoá “đai đẳng” đặc trưng của mình, cũng ảnh hưởng đến các môn võ “nửa đông nửa tây” cũng đang sử dụng hệ thống phân cấp đai, chẳng hạn như Brazilian Jiujitsu, Kenpo Karate…

Vòng đội đầu Mongkon có thể xem như “đai đẳng” của Muay Thái.

Sự truyền bá của văn hoá Á Đông khiến nhiều người ngày nay nhầm tưởng rằng đai đẳng là một yếu tố bắt buộc của môn võ. Sự thật rằng những bộ môn võ thuật cổ điển cách xa Á Đông, chẳng hạn như Pankration, Glima (châu Âu) hoàn toàn không dùng hệ thống đai.

Dân tộc Xiêm (nay là Thái Lan) tuy gần với vùng Á Đông, nhưng do địa hình cách trở, cộng thêm võ thuật phát triển từ rất sớm nên không chịu ảnh hưởng Á Đông. Khi những mầm mống đầu tiên của Muay Thái đã được định hình trên mảnh đất chùa Vàng thì những bộ môn như Karate, Jiujitsu của Nhật Bản cũng chỉ mới bắt đầu những trang sử đầu tiên). Sự cách biệt đó khiến cho Muay Thái giữ được một nét văn hoá đặc trưng “không đai, không đẳng”.

Vòng quấn bắp tay (prajied) cũng phần nào nói lên đẳng cấp người võ sĩ Muay Thai.

Muay Thái có tồn tại một số quy tắc trong việc sử dụng mongkhon (vòng đội đầu) và prajied (vòng quấn bắp tay) như những dấu chỉ về đẳng cấp. Tuy nhiên, với sự phát triển rộng rãi và phong phú của Muay Thái, các quy định này là không đồng nhất và phần nhiều còn phụ thuộc các yếu tố văn hoá. Các võ sĩ Muay thực thụ vốn cũng không quan tâm đến cấp đai, đối với họ, thứ “đai đẳng” thiêng liêng và giá trị nhất chính là những gì họ thể  hiện trên võ đài.

Ngày nay, nhiều CLB Muay Thái ở các nước du nhập Muay có tổ chức hệ thống đai đẳng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách làm tự phát, phần nhiều mang tính “PR”, “marketing” để quảng bá bộ môn, thu hút người tập luyện. Còn tại Thái Lan, nơi gìn giữ truyền thống rõ ràng nhất của Muay Thái, hệ thống đai đẳng không hề được chấp nhận.

Có thể bạn quan tâm: Võ thuật TV: Nguyễn Phú Hiển – Muay Thái thay đổi cuộc đời tôi

[jwplayer player=”1″ mediaid=”107886″]

Hồ Võ