Nguồn gốc võ thuật Bình Định – thăng hoa từ trăm cội rễ

Từ xa xưa, Bình Định đất rộng người thưa, núi rừng hiểm trở, ruộng đồng chưa được khai phá, đi lại khó khăn, chưa có bàn tay xây dựng của con người. Đây là địa danh mang đầy bí ẩn, hấp dẫn nên đã thu hút nhiều người ở các mọi miền khác nhau về đây lập nghiệp và tạo nên nền võ thuật cổ truyền Bình Định. Theo nhiều tài liệu sử học khác nhau, võ thuật Bình Định được hình thành từ một nền tảng hết sức phong phú.

Bài biểu diễn Song Phượng Kiếm cực đỉnh của hotgirl Võ cổ truyền Bình Định

Võ cổ truyền Bình Định trình làng nhiều tiết mục võ thuật đặc sắc dịp đầu năm

VÕ NGHỆ CỦA NGƯỜI BẢN ĐỊA

Đất Bình Định xưa là đất của dân tộc Chămpa, họ sống theo từng buôn làng bộ tộc. Cuộc sống ở nơi rừng cao núi sâu, khí hậu khắc nghiệt, thú dữ phá phách, nên lao động quanh năm không đủ ăn. Công cụ lao động thô sơ, chủ yếu là dùng sức lao động tập thể, đá cuội, bắn cung bắn nỏ, leo trèo ném đá, cuốc đất chặt cây… Từ những thao tác lao động đó, đã hình thành một số đòn thế riêng lẻ của võ thuật.

van-hoa-viet-dau-xua-binh-dinh-mien-dat-vo-troi-van

Võ Chiêm Thành (Chăm) cũng từng sôi nổi một thời, là một giai đoạn lừng lẫy của võ dân tộc. Hiện nay người Chiêm Thành không còn nhiều, nên võ thuật của họ đã mai một đi, vhưng dù sao võ Chiêm Thành cũng có thể xem là một trong những nguồn gốc của võ cổ truyền Bình Định.

VÕ ĐÀNG NGOÀI “MIỀN BẮC” DU NHẬP VÀO BÌNH ĐỊNH

Vào thế kỷ 18, một số danh nhân, võ sư danh tiếng ngoài Bắc, vì bất mãn triều đình, nên tìm vùng đất mới để mai danh ẩn tích và lập nghiệp như:

Nguyễn Hoàng vào Bình Định

Năm 1602 Nguyễn Hoàng đưa dân vào khai phá đất đai Bình Định.

Họ cùng với các dân tộc khác giao lưu, trao đổi võ thuật, nhất là dòng võ Nghệ An – Thanh Hóa, góp phần phát triển võ Bình Định.

Thầy giáo Trương Văn Hiến

Ông từ Nghệ An – Thanh Hóa vào và mở trường dạy võ ở An Nhơn – Bình Định. Đây là người có công dạy học “cả văn lẫn võ” cho ba anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) và hun đúc khí thế cách mạng cho họ.

thien-duong-du-lich-bien-dao-quy-nhon-binh-dinh-554099b7a31c8
Nhiều người cho rằng thầy giáo Hiến – người đã đào tạo 3 anh em nhà họ Nguyễn chính là người có công lớn nhất trong việc gây dựng võ thuật Bình Định ngày nay. Ảnh: Tượng vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.

 Ngô Mảnh

Ngô Mảnh là một võ tướng tài ba của tập đoàn nhà Nguyễn. Bất mãn với triều đình, ông cùng cháu nội vào Bình Định. Ông là thầy dạy võ cho Bùi Thị Xuân – người sau này trở thành nữ đô đốc duy nhất của triều đại Tây Sơn.

Đinh Văn Nhưng

Thuở nhỏ Đinh Văn Nhưng theo cha từ Bắc vào Bình Định để học võ. Lớn lên ông Nhưng võ nghệ cao cường, ông về mở trường dạy võ ở thôn Băng Châu – Đập Đá.

VÕ NGHỆ THỜI TÂY SƠN

Tây Sơn là giai đoạn võ nghệ thịnh hành nhất, nhiều người học võ nhất. Tập võ để tự vệ, là giấy thông hành để đi lại mà quan trọng nhất, học võ để được gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, để tiêu diệt bọn cường hào ác bá, đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Quang Trung – Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài và là một sư tổ với võ nghệ xuất chúng. Ông đã quy tụ các dòng võ như: võ người bản địa, võ ngoài Bắc (đàng ngoài), võ trong Nam (đàng trong), võ Tàu và các dòng võ khác, để xây dựng nên “Tây Sơn võ đạo”. Quang Trung xây dựng nền võ học tương đối hoàn chỉnh gồm: võ lý, võ đạo và võ thuật.

Trên cơ sở võ Tây Sơn, võ Bình Định được hình thành trong giai đoạn đặc biệt lịch sử của đất nước. Đặc trưng của giai đoạn lịch sử này đã tạo điều kiện cho võ Bình Định thêm phong phú và uyên thâm về nội dung.

ssd
Các môn sinh ngoại quốc tập luyện võ thuật cổ truyền Bình Định.

Võ Nghệ Trong Nhà Chùa

Chùa Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp văn hóa phật giáo của Trung Quốc và Ấn Độ. Các thời Đinh, Lê, Lý, Trần đều có nhiều nhà sư là võ sư. Võ nhà chùa nhưng không phải là Thiếu Lâm của Trung Hoa vào, mà là võ cổ truyền xưa của Việt Nam. Loại võ này có tính quy phạm, có võ lý gần nhà chùa với đời thường, cho nên đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ đời này sang đời khác. Tại nơi đây, thường xuyên có vài chục thanh thiếu niên (cả nam lẫn nữ ) đến tập luyện những môn võ nghệ cổ xưa, những môn võ cổ truyền độc đáo của Bình Định.

Võ Thuật Trung Hoa Cũng Góp Phần Hình Thành Võ Bình Định

Vào thời kỳ Trung Hoa hỗn loạn, các tướng sĩ, các nghĩa sĩ của các tổ chức Hội đoàn lẫn tránh sang Bình Định (Việt Nam), hoà nhập vào cộng đồng võ thuật ở miền Nam nước ta như  Diệp Trường Phát (Tàu Sáu). Tàu Sáu mở trường dạy võ ở An Thái. Môn sinh của ông rất đông và ở nhiều vùng khác nhau. Ông đã có công hình thành và phát triển võ Bình Định qua những nét rút tỉa từ võ Trung Hoa.

dat-vo-huyen-thoai

Diệp Đình Tòng

Võ Sư Diệp Đình Tòng có tổ tiên là người Trung Hoa sang lập nghiệp ở Bình Định. Lên mười tuổi Diệp Đình Tòng về lại Trung Quốc tìm thầy học võ. Sau ba mươi năm học võ thành tài, ông trở lại Bình Định. Diệp Đình Tòng đã lên An Thái tìm gặp thầy giáo Hiến. Hai ông trao đổi với nhau về võ thuật, về phương pháp dạy võ, về việc mở trường dạy võ. Về sau võ sư cũng mở trường dạy võ, môn sinh ở địa phương và các nơi khác đến thọ giáo rất đông.

Như vậy, trong những thập kỷ gần đây, võ cổ truyền Bình Định được phát triển mạnh trong sự thừa nhận và hoà hợp giữa các võ phái bản xứ và các võ phái khác có gốc từ Trung Hoa. Có thể nói võ cổ truyền Bình Định rất đa dạng, phong phú nội dung, các đòn thế bí hiểm hơn. Điều đó thể hiện một bề dày truyền thống võ học của lớp lớp các thế hệ người Bình Định.

Theo ông Lê Thì – Chủ tịch Liên hiệp đoàn võ thuật Bình Định

Thanh Thanh (Tổng hợp)