Những gia đình võ thuật Việt Nam: Kế truyền tinh hoa võ thuật

(VoThuat.vn) – Từ đời này sang đời khác, võ thuật đối với đại bộ phận người dân Việt Nam luôn là những “gia bảo” cần được nâng niu và gìn giữ trân trọng khi thế nước luôn đối mặt với kẻ xâm lược bao đời. Bắt đầu từ những truyền thống xa xưa đó mà ngày nay, TTVN đã có rất nhiều gia đình võ thuật, qua đó đóng góp cho phong trào võ thuật Việt Nam ngày càng mạnh mẽ trên thảm đấu quốc tế. 

NHỮNG GIA ĐÌNH VÕ Ở ĐẤT CẢNG

Đến thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng những ngày cuối xuân đầu hạ, men theo con đường Lạch Tray với 6 làn xe rộng lớn và hai bên thắm đỏ sắc phượng hồng, rẽ phải vào ngõ 85, Kênh Ngang, hỏi số nhà 35, đó đích thị là “căn nhà boxing” của gia đình bác Đinh Môn. Từng nổi tiếng là tay đấm xuất sắc của Miền Bắc thời những năm 60, đến nay, ông đã có thêm 2 con trai là Đình Nghĩa và Đình Hiếu cũng theo nghiệp của bố: Đình Nghĩa là HLV trưởng đội tuyển quyền Anh Việt Nam, còn Đình Hiếu là HLV trưởng đội tuyển quyền Anh và Pencak Silat Hải Phòng. Gần nữa thế kỷ trôi qua, duyên và nghiệp võ như những chiếc cầu ô thước nối liền những thế hệ của gia đình này gắn bó với ring đài quyền Anh không thể tách rời khỏi đời sống thường nhật. 

Gia đình võ sư Nguyễn Hữu Huy tại buổi họp mặt các gia đình thể thao Việt Nam.

Cũng ở vùng đất Cảng, tên tuổi của ca sĩ, nghệ sĩ, võ sĩ Hoài Tâm (tên thật là Phùng Gia Thành) cũng nổi như cồn. Xuất phát từ quân ngũ, rồi chuyển sang đi hát và đóng kịch, rồi bất chợt người ta lại thấy ông trên võ đài “đấm bốc”. Con trai của ông là Phùng Bảo Anh cũng đã từng giành danh hiệu Vô địch quyền Anh 3 nước Đông Dương những năm cuối thập niên 80. 

Hai anh em nhà họ Nguyễn đến với quyền Anh có lẽ bắt đầu từ cái thú mê xem “đấm bốc” của bố, rồi tự bao giờ, quyền Anh Việt Nam những năm cuối thập niên 90 lại xuất hiện 2 cái tên xuất sắc: Mạnh Anh và Mạnh Dũng. Bôn ba đủ mọi nghề, từ anh lơ xe cho đến tay bán đĩa dạo, giờ đây, cả 2 đã ổn định với công việc huấn luyện quyền Anh ở Hải Phòng và trọng tài quốc tế. 

Cũng là những gia đình quyền Anh, ở Sài Gòn, cố võ sĩ Minh Thành, võ sĩ kỳ cựu Minh Cảnh cũng đã tự lâu là những gương điển hình cho bao thế hệ trẻ tiếp bước theo con đường vinh quang trên võ đài. 

CÓ MỘT GIA ĐÌNH NHƯ THẾ Ở THÀNH NAM 

Đã bước sang tuổi lục tuần, nhưng trông bề ngoài, có lẽ nhiều người lầm bác Phạm Minh Tuấn vữa đủ 50. Bí quyết để trẻ lâu, bác nói không gì khác ngoài luyện tập quyền Anh. Khiêm tốn tự nhận mình chỉ là một người mê quyền Anh, nhưng với chuỗi bất bại trên võ đài Nam Định thuở trước, có lẽ không nói ra nhưng ai ai cũng biết tay đấm này từng là học trò giỏi của cố võ sĩ Vô địch Đông Dương Đặng Hồ Khuê.

Hai cha con bác Phạm Minh Tuấn và Phạm Tuấn Hùng

Con trai của ông, anh Phạm Tuấn Hùng sau thời gian treo găng vì quyền Anh gián đoạn nay lại cũng trở lại với võ đài với vai trò trọng tài quyền Anh quốc tế và HLV đội tuyển nữ quốc gia. Ghé quán cà phê Tuấn ở thành Nam, bàn về chuyện boxing thì thật thú vị. Cái tên người thân gọi ông là “Tuấn hâm” cũng xuất phát tự cái dạo ngày ấy: mẹ ông phải cải trang kín đáo để đi tìm ông khi đang trốn nhà đi tập quyền Anh; rồi sau này, khi huấn luyện quyền Anh Nam Định, ông lại “móc hầu bao” từ thu nhập ít ỏi từ quán cà phê  để gầy dựng phong trào.  

TINH HOA DÂN TỘC GIỮA LÒNG SÀI GÒN 

Trong làng võ thuật cổ truyền Việt Nam, nhắc đến gia đình võ sư Lê Văn Lắm, Lê Thành Trung, Danh Ngợi, cố võ sư Đặng Kim Kê… thì ai ai cũng biết. Những người con của họ: Lê Phượng Vũ, Phương Quang, Hoài Bảo; Lê Thành Phát, Thành Tài, Thành Long (đã mất cách đây 3 năm vì bạo bệnh), Thành Nhựt, Đặng Kim Anh; Danh Thị Bích Vân, Quang Minh… lại tiếp tục nối dõi nghiệp võ của ông, cha đi trước để lưu truyền và phát huy những tinh hoa võ thuật của dân tộc Việt Nam. 

Trọng tài Nguyễn Duy Hùng điều khiển một trận đấu tại giải Vô địch quyền Anh châu Á năm 2005.

Trong lịch sử Thể thao Việt Nam, con nối nghiệp cha là chuyện bình thường. Nhưng cả 4 cha con đều trở thành những tay cơ “thần tài” không phải là chuyện dễ có…

Sau khi hoà nhập trở lại đấu trường quốc tế ở SEA Games năm 1997, các cơ thủ Việt Nam đã nhanh chóng đạt được nhiều thành tích tiếp cận với trình độ khu vực. Trong đó, cơ thủ Dương Hoàng Anh đã có những kỷ lục được ghi nhận trong làng Billiard Việt Nam. Ở nội dung Billiard 3 băng.

Tại giải Vô địch Quốc gia năm 1999 ở Hà Nội thành tích này càng giá trị hơn khi Hoàng Anh đã có những đường cơ để lại dấu ấn trong lòng người hâm mộ. Lẽ ra, cơ thủ đạt kỷ lục châu Á trước đó 1 năm tại Asiad 13 Thái Lan, người Hàn Quốc dù đã từng được ghi nhận là kỷ lục khi ghi được 14 điểm trong một cơ đánh. Sau này người con trai Dương Anh Vũ, suýt phá kỷ lục của cha mình khi đạt được 14 điểm tại giải Vô địch Quốc gia ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ở nội dung bible (tự do), Hoàng Anh đã “đi một lèo” 387 điểm chỉ một cơ tại giải Vô địch Quốc gia năm 2000 tại Thành phố Nha Trang (Khánh Hoà) mà đến giờ vẫn chưa ai phá được kỷ lục này. Nhưng có lẽ, điều thú vị nhất là cả 4 cha con cùng có mặt ở một giải Vô địch Quốc gia năm 2005 tại Đồng Nai. Dương Hoàng Anh cùng các con là Dương Anh Vũ (3 băng, carom), Dương Kim Ngọc Vân, Dương Thuý Vi (pool 9 ball) tham dự, và tất cả đều đạt những thành tích xuất sắc: Dương Thuý Vi (HCV pool 9 ball giải VĐQG), Dương Hoàng Anh (HCB Asiad 14 tại Busan-Hàn Quốc, HCB SEA Games năm 1997), Dương Kim Ngọc Vân (HCV Đại hội TDTT Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005).

Dương Hoàng Anh sinh năm 1959, làm quen với môn Billiard từ năm 14 tuổi sau những giờ học. Ông may mắn được (thọ giáo) 2 sư phụ là Thanh Hồng và Trần Văn Hồng rất có tiếng ở Sài Gòn, với cách truyền đạt qua “khẩu quyết” để tự tập luyện và hoàn thiện phương pháp “gom” bi. Lần chính thức tham dự giải đầu tiên là năm 1997 tại CLB Nguyễn Du, Hoàng Anh đoạt ngay giải tay cơ xuất sắc nhất TPHCM với đường cơ đến 7 điểm- kỷ lục ở nội dung 3 băng lúc ấy. Sau đó, ông nâng kỷ lục ở nội dung này lên 8 điểm khi dự giải VĐQG ở Hà Nội. 

Những lần đi dự giải, dù ở TPHCM hay các tỉnh bạn, ông luôn dẫn theo con trai Dương Anh Vũ (sinh năm 1980), nên cậu bé sớm bộc lộ năng khiếu từ khi còn rất nhỏ. Năm 1999. Anh Vũ đoạt chức VĐQG khi mới 19 tuổi, trong một tình huống bất ngờ: hai cha con phải “đụng” nhau ở bán kết, và “con” đã thắng “cha”. Hoàng Anh nhớ lại: “Nhiều người nghĩ tôi thua vì nhường con, nhưng lúc ấy tôi biết mình khó thắng Vũ đã đạt đến đẳng cấp quốc tế”. Sau đó, Hoàng Anh thắng Cẩm Chương (Đà Nẵng) đoạt HCĐ, và Anh Vũ thắng Phi Long (TPHCM) đoạt HCV.

Gia đình Dương Anh Vũ. Ảnh Hồng Long

Sau những thành công trong đời VĐV, Hoàng Anh mở một CLB billiard để phụ giúp gia đình và rèn luyện tay nghề. Chính môi trường chuyên nghiệp này, 2 cô gái Ngọc Vân (sinh năm 1984) và Thuý Vi (1986) đã tiếp cận với môn pool 9 bi. Nhờ cha và anh trai chỉ dẫn thêm những “ngón độc chiêu” như đánh ép phê và “điều bi”, hai chị em nhanh chóng trở thành những tay cơ hàng đầu trong làng billiards nữ cả nước từ năm 2003. Tại Đại hội TDTT TPHCM 20nho, cả hai đều đạt được thành tích cao: Ngọc Vân đoạt HCV và Thuý Vi đoạt HCĐ, và cùng góp mặt ở giải VĐQG 2005 tại Đồng Nai.

Dương Hoàng Anh luôn dành những điều kiện tốt, nhưng rất nghiêm khắc với các con để đào tạo các con thành người có ích, và những VĐV xuất sắc cho Thể thao Việt Nam. Năm 2001, khi biết Nhật tổ chức giải quốc tế mở rộng và có mời Lý Thế Vinh tham dự, ông đã xin cho con trai Anh Vũ được tham dự bằng kinh phí tự túc đến hàng ngàn USD mà ông dành dụm được. Sau này, khi Anh Vũ tham dự các giải vô địch thế giới ở Ai Cập, Đức, Pháp…ông luôn chăm sóc cho con chu đáo, sự hy sinh này đã giúp cho Anh Vũ trở thành cơ thủ tầm cỡ quốc tế. Không chỉ vậy, hai cô con gái cũng được cha chỉ dẫn tận tình. Không phụ công cha, Thuý Vi giờ đã đạt được ngôi vị số 1 Việt Nam ở nội dung pool 9 bi.

Dương Thúy Vi sinh năm 1986 tại thành phố Hồ Chí Minh. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống chơi billiards, cha (Dương Hoàng Anh-á quân Asian Games 2002) và anh (Dương Anh Vũ, huy chương bạc SEA Games 22), Thúy Vi làm quen với cây cơ khi mới 14 tuổi. Chơi carom vài tháng, cô chuyển sang thể loại pool. Tốt nghiệp trung học phổ thông, Thúy Vi tham gia đội billiards nữ thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8-2004. Suốt một thời gian dài, cứ khoảng 10 giờ sáng, Thúy Vi đã đến câu lạc bộ Phan Đình Phùng và tập luyện đến khoảng 18 giờ tối mới về nhà. Thúy Vi còn giành nhiều thời gian xem truyền hình để theo dõi các trận thi đấu billiards pool của các bậc danh thủ thế giới như: Efren Reyes (Philippines), Chao Fong Pang (Đài Loan)… 

Trước lúc giải vô địch Billiards và Snooker Đại hội TDTT Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2005 khai cuộc, Thúy Vi được đánh giá là ứng cử viên của ngôi vị quán quân, không ngờ cô chỉ giành được 1 trận thắng và xếp hạng 3. Cô không giành được chiếc HCV của giải, nhưng dù sao ngôi cao nhất của giải cũng không tuột khỏi tay người trong nhà vì người thắng cuộc chính là chị gái cô: Dương Kim Ngọc Vân. Thúy Vi cũng được an ủi phần nào, nhưng quan trọng hơn cả cô đã tích luỹ được kinh nghiệm thi đấu, tương lai của cô vẫn còn ở phía trước.

Giải vô địch toàn quốc Billiards và Snooker năm 2005 tổ chức tại Đồng Nai. Thúy Vi đã thi đấu rất tự tin vượt qua những đối thủ mạnh của đoàn Hà Nội là Đoàn Thị Ngọc Lệ, Nguyễn Thị Ngọc Trâm… và cuộc tranh chấp HCV diễn ra giữa Thúy Vi với đàn chị An Thanh Giang (thành phố Hồ Chí Minh, cựu á quân giải vô địch quốc gia), Thuý Vi đã thi đấu suất sắc và giành chức vô địch, mặc dù Thuý Vi luôn bị dẫn điểm có lúc lên tới 1/4 rồi 1/5 nhưng bằng sức trẻ của mình, sự hậu thuẫn của cha, ông Dương Hoàng Anh, cô đã lội ngược dòng một cách ngoạn mục. Có thể khẳng định rằng, với những nỗ lực đáng biểu dương trong thời gian qua, một tương lai rực rỡ đang chào đón gương mặt trẻ đầy triển vọng của làng billiards nữ Việt Nam.

Hà Huy Tường