Những tranh cãi nảy lửa xung quanh nguồn gốc của Tán thủ

Tán thủ là một trong những môn võ thuật đối kháng phổ biến nhất trên thế giới với hơn nửa thế kỷ phát triển. Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay, nguồn gốc Tán Thủ vẫn luôn là đề tài tranh cãi nảy lửa của cộng đồng mạng.

Phát hoảng với “công lực” của Cung Lê trên võ đài tán thủ

Kết cục bi thảm vì dám thách đấu các cao thủ tán thủ

TỪ LỊCH SỬ CHÍNH THỐNG…

Theo các tài liệu chính thống, bộ môn Tán thủ được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sau chiến sự Triều Tiên, tức là từ khoảng những năm 1950 trở đi.

Bộ môn Sanshou – Tán thủ ngày nay.

Sau nhiều biến cố, chính phủ Trung Quốc nhận thấy rằng khoa học huấn luyện chiến đấu tay không dành cho quân đội là cực kỳ quan trọng. Bành Đức Hoài, một trong mười Nguyên soái của Quân đội Trung Quốc cùng với các võ sư huấn luyện của quân đội Trung Quốc nghiên cứu, so sánh, chắt lọc các tuyệt kỹ cận chiến hiệu quả nhất. Ông cũng chính là người có sáng kiến tập hợp võ sư tài giỏi từ toàn lãnh thổ Trung Quốc đế tạo ra môn võ chiến đấu cho quân đội.

Một hệ thống chiến đấu tay không hiệu quả đã ra đời và được phát triển dựa theo 3 nhân tố: Đơn giản, trực tiếp, hiệu quả lớn và đòn đánh nhanh – mạnh – hiểm ác.

Tán thủ quân đội.

Sau này, Tán thủ được nhân rộng trong quần chúng nhân dân và bắt đầu có sự va chạm với nhiều môn võ khác như Boxing, Muay Thái, vật Mông Cổ, Karate…

Chương trình nghiên cứu Tán thủ chính thức được hoàn tất vào năm 1972. Thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976) được cho là đã đóng góp nhiều sự kiện quan trọng cho sự phổ biến và chuyên nghiệp hóa của Tán thủ.

.. CHO ĐẾN NHỮNG TRANH CÃI

Nhiều người không tin vào những tài liệu do Trung Quốc đăng tải. Cộng đồng võ thuật thế giới từng có nhiều cuộc “điều tra”, tìm kiếm các tài liệu từ các quốc gia khác và cả những trang viết từ mạng xã hội riêng của Trung Quốc (Weibo). Riêng tại Việt Nam, lịch sử Tán thủ từng trở thành đề tài bàn tán sôi nổi, đặc biệt là sự xuất hiện của một bài viết từng trở thành tài liệu “kinh điển”: Giang hồ Tán thủ luận.

Từng được đăng tải trên nhiều diễn đàng võ thuật, Giang hồ Tán thủ luận viện dẫn nhiều bằng chứng chưa từng được Trung Quốc công nhận. Tuy có dùng một số từ ngữ khiếm nhã, Giang hồ Tán thủ luận đã đưa ra một luận điểm được rất nhiều đồng tình: Tán thủ không phải võ thuật thuần túy của Trung Quốc.

Nhiều người cho rằng Tán thủ ngày nay có nét tương đồng với các môn võ thuật đối kháng hiện đại của Nga, Thái Lan… hơn là võ thuật cổ truyền Trung Hoa.

Theo tài liệu này, năm 1923, Học viện quân sự Hoàng phố (Quảng Đông, Trung Quốc) từng có một đề tài nghiên cứu quân sự. Vốn sẵn mối quan hệ mật thiết với Liên Xô, Trung Quốc đã mời nhiều chuyên gia quân sự của Liên Xô sanng thăm và làm việc.

Các cố vấn Liên Xô đến Trung Quốc vào năm 1924 để hỗ trợ nghiên cứu quân sự, và đương nhiên các kỹ năng chiến đấu tay không là điều bắt buộc phải có.

Khi người Nga bắt đầu giới thiệu về Sambo, quân nhân Trung Quốc bắt đầu tỏ ra thờ ơ. Các binh sĩ Trung Quốc cho rằng môn võ của họ là tinh hoa của hàng ngàn năm chinh chiến, họ không cần thiết phải học tập từ nước ngoài.

Niềm kiêu hãnh của Sambo bị đụng chạm. Đó là môn võ người Nga đã chắt lọc từ bài học xương máu khi đối đầu cận chiến với quân Nhật (1904). Ngay lập tức, võ đài được thành lập với lời thách thức: “Không một người Trung Quốc nào có thể đánh bại Sambo”.

Tuy nghe có vẻ điên cuồng nhưng lời tuyên bố ấy… đã thành hiện thực. Sau nhiều lần tổ chức tìm kiếm nhân tài võ thuật, tất cả vẫn bị võ sĩ Sambo đánh bại. Đứng trước bài học lịch sử, người Trung Quốc lần đầu tiên phải suy nghĩ lại về niềm kiêu hãnh của mình. 1928, những lứa võ sĩ đầu tiên được triệu tập để cùng người Nga nghiên cứu lại võ thuật ứng dụng quân đội. Lần này, niềm kiêu hãnh Sambo đã giúp Trung Quốc tổng hợp nhiều môn võ, thử nghiệm trên thể chất châu Á để tạo ra Tán thủ. Điều đặc biệt là không có bất cứ môn võ Trung Quốc nào được chọn vào chương trình nghiên cứu.

Bộ môn Sambo của Nga.

Sau này, khi đã có được thành tựu của Tán thủ, người Trung Quốc quay lưng chối bỏ công sức của Nga. Trong mọi tài liệu chính thống của Tán thủ, gần như cái tên “Sambo” không được nhắc đến, trong khi Tán thủ được mệnh danh như “kết tinh của hàng ngàn năm võ học Trung Hoa”

Bài viết Giang hồ Tán thủ luận nhanh chóng gây bão cộng đồng mạng một thời gian dài. Nhiều người cho rằng tác giả đã cố “dìm hàng” võ thuật Trung Quốc. Một số khác lại tin tưởng vào bài viết, nhất là khi tác giả cung cấp bằng chứng sau đây: những tài liệu Tán thủ đầu tiên của Trung Quốc được vẽ với võ phục của… Sambo (quần ngắn, võ phục với tay áo dài).

[jwplayer player=”1″ mediaid=”113022″]

Bạn có tin vào Giang hồ Tán thủ luận? Hãy để lại bình luận.

Y.N