Thái Cực quyền: Lắng nghe… da dẻ, đoán chiêu đối thủ

Thái cực quyền cơ bản dùng 13 thế chuẩn làm phương pháp tập luyện. Xuất quyền yêu cầu lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, lấy thực đánh hư, mượn sức phát lực… tất thảy “đoán lực mà hoạt, nghe kình mà phát”.

Phân thế trong Thái Cực Quyền
Giải mã hai chữ “Thái Cực” trong Thái Cực Quyền

Thái cực quyền là một trong những môn quyền thuật được phổ biến rộng rãi nhất. Tới nay có khoảng hơn 100 triệu người trên toàn thế giới tham gia tập luyện môn này. Vận động Thái cực quyền có tác dụng làm khoẻ mạnh cơ thể và điều trị tật bệnh nên môn võ này ngày càng phát triển.

Thời kỳ đầu Thái cực quyền có tên gọi là “Trường quyền”, “miên quyền”, “quyền 13 thế”. Đời Càn Long nhà Thanh (Cao Tôn Hoằng Lịch làm vua từ 1736-1796) có nhà võ thuật lừng danh đất Sơn Tây là Vương Tông Nhạc dùng “Chu tử toàn thư” mở rộng “Dịch kinh” về triết lý Thái cực âm dương, mở rộng “quyền lý” rồi viết thành sách “Thái cực quyền luận” rồi tên gọi “Thái cực quyền” từ đó mới được xác nhận.

Xuất quyền yêu cầu lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, lấy thực đánh hư, mượn sức phát lực… tất thảy “đoán lực mà hoạt, nghe kình mà phát”.
Xuất quyền yêu cầu lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, lấy thực đánh hư, mượn sức phát lực… tất thảy “đoán lực mà hoạt, nghe kình mà phát”.

Về nguồn gốc bắt đầu Thái cực quyền có 5 lập luận khác nhau:

  1. Do Hứa Tuyên Bình và Lý Đạo Tử truyền lại.
  2. Cuối đời Minh, đầu đời Thanh do quyền sư Trương Tam Phong sáng tác ra.
  3. Do Trần Bốc (thế kỷ thứ 14 ở Trần Gia câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam sáng tác.
  4. Do Vương Tông Nhạc ở đời Thanh Càn Long sáng tác
  5. Do Trần Vương Đình, ở Trần Gia câu (cuối đời Minh, đầu đời Thanh) ở huyện Ôn, tỉnh Hà Nam sáng tác ra.

Kỳ thực, sự hình thành Thái cực quyền có nguồn gốc bối cảnh văn hoá rất sâu xa: Được hấp thụ, tổng hợp bởi quyền thuật từ đời Minh, hai là thu nạp phép Đạo dẫn (một cách tu luyện của Đạo gia, biến “tinh” thành “tuỷ” để được khoẻ mạnh trường sinh), kết hợp phép thổ nạp và thuyết “kinh lạc” của Trung y. Đặc biệt từ đời Tống, thuyết Âm dương Ngũ hành là một trong ba trào lưu triết học cơ sở của Thái cực quyền.

Trải qua thời gian, Thái cực quyền diễn biến thêm nhiều lưu phái khác nhau: Kiểu họ Trần, họ Dương, họ Vũ, họ Ngô, họ Tôn… Sau khi thành lập nước CHND Trung Hoa (1949), đã cho viết lại Thái cực quyền giản hoá gồm 48 thức, tu sửa hiệu đính thế quyền Dương thức (Thái cực quyền họ Dương), gồm 88 chiêu thức Thái cực quyền, với yêu cầu:

  1. Tĩnh tâm dụng ý, lấy ý thức dẫn đạo động tác, phối hợp chặt chẽ động tác hít và thở, ổn định nhịp thở sâu đều tự nhiên.
  2. Ngay ngắn ung dung, mềm mại chậm rãi. Thân thể thả lỏng tự nhiên, không nghiêng không dựa, động tác liên miên không dứt.
  3. Động tác đường cong tròn trơn, không ngắc ngứ, lấy hông làm trục, trên dưới theo nhau, toàn thân kết hợp thành một chỉnh thể.
  4. Liền lạc hợp điệu, hư thực rõ ràng. Kết hợp các động tác phải liên kết, thuận hoà, chỗ nào cũng phải chia rõ ràng hư thực, giữ ổn định trọng tâm.
  5. Nhẹ nhàng, linh hoạt, trầm tĩnh, cương nhu tương trợ. Động tác không được hời hợt, phát kình hoàn chỉnh, mạnh mẽ.

    benefits-main
    Hiện nay ngoài Trung Quốc, Thái cực quyền lưu truyền rộng rãi khắp thế giới, là môn võ duy trì sức khoẻ được các dân tộc hưởng ứng nhiệt liệt.

Thái cực quyền cơ bản dùng 13 thế chuẩn: Na (dời), tệ (ép), án (đè), thái (ngắt), liệt (dạng ra), trửu (khuỷu), tiến- lùi, cố (quay), phán (xem), kháo (dựa), định (xét)… làm phương pháp tập luyện. Xuất quyền yêu cầu lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, lấy thực đánh hư, mượn sức phát lực… tất thảy “đoán lực mà hoạt, nghe kình mà phát”.

Muốn đạt đến trình độ thâm hậu như vậy thì da dẻ phải luyện đến mức biết cảm xúc, lấy độ cảm giác đó để phán đoán chiêu thức của đối thủ, đoán được hư chiêu, thực chiêu của đối thủ để phản ứng kịp thời.

Theo Dân Việt