Tuyển đấu kiếm Việt Nam và hi vọng tại SEA Games 28

Seagames 28 tổ chức tại Singapore đang đến rất gần. Vẫn như mọi kì Đại hội thể thao Đông Nam Á, đoàn thể thao Việt Nam đang rục rịch “xuất quân” với đội hình mạnh nhất hầu hết các bộ môn.

>>> Pencak Silat VN với mục tiêu giữ vững vị trí top 2 tại SEA Games 28

>> Taekwondo Đông Nam Á – tích cực chuẩn bị hướng đến Sea Games 28

Tại Seagames lần này có tất cả 6 môn thể thao – võ thuật tham gia tranh tài bao gồm: Quyền Anh, Judo, Pencak Silat, Wushu, Taekwondo, và đấu kiếm.

Trong 6 bộ môn này, có lẽ đấu kiếm là bộ môn “trẻ” nhất tại Việt Nam, được phát triển từ năm 2001 để chuẩn bị cho Seagames 2003 (Việt Nam làm chủ nhà). Sau 13 năm, tuy không phải là một chặng đường dài với nhiều thành công vang dội, nhưng với các điều kiện eo hẹp của bộ môn này, những gì mà tuyển đấu kiếm Việt Nam đã làm được là rất đáng ghi nhận.

Cơ hội thi đấu cọ xát không nhiều, các kiến thức chuyên môn, dụng cụ luyện tập phải nhập từ nước ngoài… là những khó khăn lớn của tuyển Đấu kiếm Việt Nam. Ngoài ra, đội tuyển Việt Nam còn đối mặt với một thách thức khác – HLV Nguyễn Lê Bá Quang – Đội tuyển đấu kiếm Việt Nam cho biết: “Kỹ thuật đấu kiếm có thể thay đổi trong một tháng, vài tháng hoặc nửa năm, nhưng sự thay đổi này là liên tục”. Với tần suất 2 – 3 đợt du đấu/năm, đội tuyển Việt Nam rất dễ bị các đối thủ mạnh lấn lướt.

Hướng đến Seagames 28 Singapore, hãy cùng VoThuat.vn nhìn lại những đánh giá, nhận định của đội tuyển Đấu kiếm Việt Nam về tương lai vàng của bộ môn này tại đấu trường Đông Nam Á sắp tới:

Phạm Vũ