Phải chăng Vịnh Xuân là khắc tinh của tất cả môn võ?

Vịnh xuân quyền không đánh thì thôi, đã đánh là thắng. Nó là môn phái sinh ra để hạ gục những thế võ khác, khiến đối thủ thua mà uất ức cực độ vì không thể xuất chiêu! phải chăng môn võ có xuất sứ từ Thiếu Lâm lại diều kì đến vậy?

Đôi tay ma quái của Vịnh Xuân
Vịnh Xuân Quyền hay Vĩnh Xuân Quyền?

Wing-Chun-Kung-Fu

Với hệ thống lý thuyết khác biệt so với nhiều bộ môn võ thuật cổ truyền Trung Hoa khác, Vịnh Xuân tồn tại những nét đặc trưng không thể nhầm lẫn.

Bàn về hệ thống kỹ thuật của Vịnh Xuân quyền, trên sự quan sát bề nổi của nhiều người, đó là cảm nhận về một hệ thống khá đơn giản với vài ba bài quyền, một bài côn, một bài đao và một bài mộc nhân thung. Thật hiếm có một võ phái nào khác chỉ dựa trên nền tảng một vài bài quyền và bài binh khí như vậy. Tuy nhiên, Vịnh Xuân quyền không nhấn mạnh vào tính hình thức và do đó rất khó khăn để trở thành một hệ thống để biểu diễn. Các bài quyền không phản ánh tính chất quy ước cho các chiêu thức, phân thế cụ thể từng chiêu tấn công hay phòng thủ (chẳng hạn như một số võ phái dạy đòn thế theo kiểu khi đối phương đấm thì ta đỡ thế nào và phản công ra sao), mà là những nguyên lý tấn công và phòng thủ rất cần sự sáng tạo của môn sinh khi ứng dụng thực chiến.

Diệp Vấn và huyền thoại Lý Tiểu Long tập Vịnh Xuân
Diệp Vấn và huyền thoại Lý Tiểu Long tập Vịnh Xuân

Hệ thống quyền của môn phái theo truyền thống khá đơn giản với ba bài quyền ứng với trình độ môn sinh từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp gồm: Tiểu Niệm Đầu, Tầm kiều và Tiêu chỉ. Khác với chi phái tại Hồng Kông, tại Quảng Đông bài Tiêu chỉ được dạy trước bài Tầm kiều. Nhiều dòng phái Vịnh Xuân hiện nay có chương trình quyền pháp khá khác biệt, với những bài như Thập nhị thức, hệ thống Ngũ hình quyền, Vĩnh xuân quyền (bài quyền), Khí công quyền (còn gọi là Vịnh xuân khí công, Bối khí quy chi), Hạc hình thủ bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa v.v. và có thể không có hai bài Tầm kiều, Tiêu chỉ. Tuy nhiên, những bài tập rời với những nguyên lý, kỹ pháp của Tầm kiều, Tiêu chỉ vẫn được truyền dạy như cơ bản công và cơ bản kỹ thuật trong suốt những năm tháng môn sinh đến với Vịnh Xuân quyền.

Kỹ thuật đòn tay của Vịnh Xuân
Kỹ thuật đòn tay của Vịnh Xuân

Vịnh Xuân sau khi được Lý Tiểu Long biến thể thành Triệt Quyền Đạo thì càng thêm lợi hại gấp bội phần, với tiêu chí triệt tiêu lực tấn công của đối thủ từ khi đòn đánh còn chưa được tung ra, Triêt Quyền Đạo của huyền thoại họ Lý đã có thời gian làm mưa làm gió trong làng võ thuật toàn thế giới

Vịnh Xuân chọn lối đánh áp sát và chú trọng tốc độ, lấy nhu chế cương, khi gặp phải các đối thủ có lối đánh cường công thiên về những đòn tấn công tập trung sức mạnh và tầm xa như Karate, Taekwondo. Các cao thủ Vịnh Xuân thường thu hẹp khoảng cách với đối thủ vì đường quyền của Vịnh Xuân chú trọng đánh trong không gian hẹp, cận chiến để hạn chế đối phương có khoảng cách tốt để ra đòn. Những đòn đặc trưng như quấn dính, du đẩy, tì, trôi trượt, kéo, lăng… Vịnh xuân dùng sức địch đánh địch theo nguyên tắc gọi là “phản lực”.

Những bài quyền của Vịnh Xuân hay cách tập luyện với mộc nhân làm người tập luyện tăng sự mềm dẻo và linh hoạt. Các động tác tay chân sẽ trở nên dễ dàng hơn khi chiến đấu thực tế.

Cước pháo Vịnh Xuân cũng rất lợi hại
Cước pháo Vịnh Xuân cũng rất lợi hại

Hệ thống đòn tay Vĩnh Xuân được đánh giá là vô cùng linh hoạt và hữu hiệu, nhưng nhiều người không biết rằng môn phái còn có những đòn chân rất độc đáo. Có ý kiến cho rằng cước pháp của Vịnh Xuân quyền chỉ có 16 đòn (chính xác là 8 đòn cho mỗi bên chân), có lẽ dựa trên hệ thống luyện tập(thấy rõ trong bài tập Mộc nhân) của dòng Vịnh Xuân Diệp Vấn tại Hồng Kông. Thực tế cước pháp Vịnh Xuân phong phú hơn nhiều, bao gồm cả những chiêu thức dùng chân ở tầm cực thấp với những đòn chấn khớp có uy lực khủng khiếp và những chiêu thức đánh vào sự thăng bằng của đối thủ. Tuy nhiên, do nguyên tắc “túc bất ly địa” (chân không rời khỏi mặt đất) của Vịnh Xuân, cước pháp Vịnh Xuân chỉ truyền dạy cho học trò cao cấp sau khi môn sinh đã luyện tập tốt sự thăng bằng và có sự phối hợp với thủ pháp nhuần nhuyễn. Vịnh Xuân quyền truyền thống không đề cao những đòn đá xoay người, đá bay và cũng rất hiếm hoi những đòn đá quá tầm trung đẳng. Công phu cước là niêm cước, một hình thức tập luyện dính chân tương tự niêm thủ.

Vịnh Xuân có thật sự “bá đạo” như vậy:

Với những nguyên lí như trên, Vịnh Xuân có thực sự là kẻ thù của tất cả môn võ? Võ thuật hiện đại ngày nay với sự phát triển đa dạng và nhiều môn võ mới ra đời, mổi môn võ đều có điểm mạnh điểm yếu riêng, bù trừ cho nhau nên rất khó nói một môn võ cụ thể nào có thể thống trị tất cả. Mà gần như là không có một môn võ nào dám tự xưng là “bá chủ” thế giới võ thuật hiện nay.

Không những thế, thể thức thi đấu tự do MMA ra đời như một sự chuyển mình của võ thuật, MMA cho phép nhiều môn võ giao lưu thi đấu cọ xác với nhau, một võ sĩ hoàn hảo bắt buộc phải tập luyện nhiều kỹ năng từ nhiều môn võ khác nhau. Ví dụ như lối đánh đứng truyền thống của Boxing, Muay Thái … hoặc những môn võ chú trọng vật, khóa siết như Judo, BJJ (Brazil Jiu-jitsu)…

Vịnh Xuân chỉ là một môn võ có lối đánh chú trọng nhiều vào quyền cước và tốc độ ra đòn, có thể bổ sung cho võ sĩ nhiều kỹ năng cần thiết trong tư thế phải đôi công với đối thủ bằng Striking (đứng đánh), nhưng khi lâm vào những thế vật và phải nằm đánh thì những chiêu thức của Vịnh Xuân lại tỏ ra kém hiệu quả. Không võ sĩ nào không công nhận sự lợi hại của Vịnh Xuân, nhưng Vịnh Xuân chắc chắn không phải là môn võ hoàn hảo đến mức được thôi phòng là “kẻ thù” của tất cả môn võ.

Anderson Silva cũng tập luyện Vịnh Xuân
Anderson Silva cũng tập luyện Vịnh Xuân

Một huyền thoại của thế giới võ thuật đương đại như Anderson “The Spider” Silva kẻ từng thống trị giải đấu khốc liệt nhất theé giới UFC trong nhiều năm cũng từng tham gia tập luyện Vịnh Xuân để bổ sung cho bộ kỹ năng của mình thêm phần đa dạng và biến ảo.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”65292″]

Tô Thiện (tổng hợp)