4 loại gươm Nhật theo dòng lịch sử

Theo cấu trúc và hình dáng có thể chia gươm Nhật thành hai loại: Gươm thẳng lưỡi kép và gươm cong lưỡi đơn. Theo thời gian, thanh gươm võ sỹ đạo có 4 loại:

1. Gươm Nhật thời cổ đại (Chokuto hay Ken – trước thế kỷ IX)

2.ChokutoWeb

Những thanh gươm cổ nhất ở Nhật Bản được tìm thấy trong các lăng mộ có niên đại cách đây khoảng 2.000 năm. Những năm gần đây, thanh gươm cổ nhất được phát hiện có tên là Jokogatana, nghĩa là “Sư tổ kiếm” (thanh kiếm của một vị sư tổ). Chủ yếu các thanh gươm do thợ rèn từ Trung Quốc và Triều Tiên chế tác, làm bằng thép luyện, có dáng thẳng, hai lưỡi. Sau đó người Nhật cũng học theo các mẫu này. Quan chức và chỉ huy thường đeo các loại gươm quý tượng trưng cho quyền lực và sự uy nghiêm của tầng lớp thống trị phong kiến.

2. Gươm Nhật cổ (Koto – từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI)

Img0156-e1323980886412

Xã hội Nhật Bản bị chiến tranh làm phân hóa sâu sắc. Đàn  ông khỏe mạnh biết võ nghệ, đặc biệt là kiếm thuật, trở thành đối tượng cả xã hội tôn sùng. Đương nhiên, thanh kiếm Samurai cũng được lên ngôi. Nó trở thành vật bất ly thân của các võ sỹ Nhật Bản. Gươm Nhật lúc này rất dài, khoảng 1,22m (chỉ tính phần lưỡi), có dáng cong và lưỡi đơn thay cho kiểu Trung Quốc cũ. Khoảng đầu thế kỉ thứ X, nhà luyện kiếm Yasutsana ở Hoki đã chế ra những thanh gươm Samurai có chất lượng tuyệt hảo nhất, được cả thế giới biết tiếng.

3. Gươm Nhật thời cận đại (Shinto)

SH2433_1-25th-Aniversary-shinto-by-Hanwei-sword-and-saya

Gươm mất đi dần giá trị sử dụng và sự ưu ái trên đất Nhật so với thời kỳ trước vì nội chiến đã chấm dứt. Chiều dài kiếm giảm đi, phần lưỡi chỉ còn 60cm. Tính nghệ thuật được đặt lên hàng đầu. Thanh gươm trở thành vật trang trí, trưng bày, tôn lên vẻ đẹp oai phong và sức mạnh quyền lực của đẳng cấp Samurai. Người ta trang trí lên đó đủ thứ hoa văn rồng phượng, thậm chí cả hình phong cảnh núi Phú Sỹ – biểu tượng của xứ sở Phù Tang. Hơn một nửa số gươm Samurai của Nhật được ra đời trong thời kỳ này.

4. Gươm hiện đại (Shin – shinto)

dragon gunto 19

Sức mạnh phong kiến và quyền uy đẳng cấp Samurai đã đến hồi kết. Quá khứ huy hoàng của gươm võ sỹ đạo cũng chỉ còn là “vang bóng một thời”. Các thợ rèn gươm xưa chuyển sang làm cuốc xẻng, dao kéo để kiếm kế sinh nhai. Gươm Nhật trở thành biểu tượng quyền uy của lực lượng quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản.

Đồng thời gươm Nhật cũng trở thành món hàng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu như một thứ của lạ của quốc đảo hoa anh đào. Mặc dù sách vở đề cập nhiều đến chế tác kiếm và văn hóa dùng kiếm của Nhật nhưng chẳng có ông thợ rèn nào “đơn phương” nổi tiếng. Vì công nghệ hiện đại đã được áp dụng để sản xuất đại trà thay cho kiểu thủ công trước đây. Chúng không phải là những thanh gươm báu. Và cũng chẳng ai công nhận đó là những thanh gươm võ sỹ đạo thực thụ.

Theo truyền thuyết, Amakumi – người thợ rèn nổi tiếng vùng Yamato, đã chế tạo ra thanh gươm võ sỹ đạo đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản vào thế kỷ VII. Amakumi và con trai chuyên rèn gươm (theo kiểu mẫu Trung Quốc) cho các chiến binh trong vùng. Nhận thấy gần một nửa số gươm mang về từ chiến trận đã bị gãy, họ làm lễ cầu nguyện các thần Shinto 7 ngày đêm.

Sau đó Amakumi họ chọn ra loại quặng tốt nhất để đưa vào tôi luyện. Cuối cùng họ cho ra sản phẩm là một thanh gươm cong lưỡi đơn. Hiệu quả chiến đấu của thanh gươm này đã mạnh lên rất nhiều. Các chiến binh trong vùng đã trở về trong chiến thắng với những thanh gươm nguyên vẹn.

Tô Thiện (sưu tầm)