5 dấu hiệu tập luyện quá nhiều và cách khắc phục

Tập luyện thể hình thường xuyên là rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể cũng như sức mạnh của các cơ bắp. Thế nhưng trong thể hình, đôi khi thời lượng hay số lượng không phải là tất cả, mà chúng còn có thể gây ra một số tác hại như khiến bạn kiệt sức hay tăng nguy cơ chấn thương.

Bài Tabata nâng cao thử thách sức mạnh
Các bài tập rèn luyện theo kiểu tập “càng nhiều càng tốt”

Dấu hiệu 1: Bạn cảm thấy mình thật “tội lỗi” và tiếc nuối nếu như không tập ít nhất 2 tiếng trong mỗi ngày.

Cách khắc phục: để khắc phục vấn đề này, bạn nên hạn chế thời lượng tập của mình xuống trong khoảng từ 45 đến 60 phút. Nếu như buổi tập của bạn kéo dài quá số thời gian này, điều này sẽ gây ra một số vấn đề không hề đơn giản. Lượng cortisol sẽ trở nên “tù đọng” trong khi liều lượng Testosterone bị sụt giảm. Sau khoảng thời gian này, các bài tập vốn cực kì hiệu quả sẽ gây ra nhiều tác hại cho cơ thể hơn là lợi.

Dấu hiệu 2: Khẩu phần ăn hằng ngày của bạn không chứa đủ chất béo, hoặc nhịn ăn hoàn toàn.

Cách khắc phục: đây có thể coi là một triệu chứng tâm lí của việc “phát sốt” với việc thiết lập một khẩu phần ăn uống “xanh” và “khỏe mạnh”. Chất béo không hề xấu! Những hình ảnh béo phì mà bạn chứng kiến hằng ngày chỉ là ví dụ điển hình của việc lạm dụng chất béo mà thôi. Nói một cách chính xác, chất béo như là một nhà máy của cơ thể có tác dụng cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt động và xây dựng các cơ bắp. Nếu như bạn không cung cấp lượng chất béo đều đặn cho cơ thể thường xuyên, chắc bạn cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra rồi đấy!

Dấu hiệu 3: Bạn quá “nghiện” việc tập thể hình tới mức bỏ bê công việc, gia đình cùng với các mối quan hệ xã hội quan trọng như bạn bè và đồng nghiệp.

Cách khắc phục: hãy tìm đến lời khuyên của các nhóm tập thể hình cũng như cá chuyên gia luyện tập để có thể tự xây dụng được một lịch tập hợp lí mà không phải “hi sinh” những yếu tố quan trọng khác. Một bác sĩ tâm lí cũng là lựa chọn khá tốt trong trường hợp này.

Dấu hiệu 4: Bạn không “quản ngại gian khó”, tập luyện xuyên qua các cơn đau để đạt được mục tiêu của mình, kể cả khi đang bị chấn thương hay bị ốm.

Cách khắc phục: dừng lại ngay! Hãy là một con người thành thật với chính bản thân của mình. Nếu như bạn bị đau, hãy ngừng tập và đi về nhà trước khi tự gây ra những thương tổn khiến bạn bất động hàng tháng trời, đồng nghĩa với việc “đi tong” công sức luyện tập.

Dấu hiệu 5: bạn cảm thấy đau nhức cơ và khớp, đau đầu, sức đề kháng thấp (thường xuyên bị cảm lạnh cũng như đau họng), mất ngủ và hơn hết là mệt ngay cả sau khi đã nghỉ ngơi.

Bạn cũng không còn cảm thấy có hứng thú luyện tập cũng như tần suất tập luyện cũng sụt giảm khá nhiều.

Cách khắc phục: luôn dành ra ít nhất hai ngày nghỉ tỏng một tuần để cho cơ thể hồi phục – thậm chí nhiều hơn thế nếu như bạn đã trải qua 3 tháng luyện tập vất vả. Tập quá nhiều, bạn sẽ nhận được kết quả hoàn toàn ngược lại: thay vì trở nên khỏe hơn, bạn sẽ trở nên càng ngày yếu và yếu hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm: Bài tập cơ bụng tại nhà cho nam và nữ

[jwplayer player=”1″ mediaid=”82126″]

Trung Dũng