Đừng coi thường thế đỡ căn bản trong Taekwondo

Thế đỡ (Makgi) là một trong những phương thức phòng ngự sự ngăn chặn sự xung kích, tấn công của địch thủ nhằm tổn hại đến thân thể mình.

Các phương thức khác như tránh đòn, né đòn tấn công, sẽ đề cập cùng lúc với bộ pháp, thân pháp môn phái Taekwondo.

Hai phương pháp đỡ đòn chính của Taekwondo là:

-Đỡ đòn bằng tay: các phần tay chạm phần tấn công của đối thủ gồm cạnh bàn tay (Sonkal), cổ tay (Palmok), lòng bàn tay (Sonbadak), sống cạnh bàn tay (Sonkaldung), mu bàn tay (Dung joomuk), hổ khẩu…

canh ban tay sonkal
Cạnh bàn tay (Sonkal)
co tay palmok
Cổ tay (Palmok)
long ban tay sonbadak
Lòng bàn tay (Sonbadak)
mu ban tay dung joomuk
Mu bàn tay (Dung joomuk)

Bất cứ đòn tấn công nào của địch thủ bằng tay hoặc chân, chúng ta đều có thể dùng tay để chống đỡ được cả. Tùy theo sự khéo léo gia giảm lực đỡ của bạn đòn đánh của địch thủ dù mạnh đến đâu cũng không làm tổn hại được.

Không nắm vững nguyên tắc căn bản về lối đỡ, cách giảm lực, tay ta sẽ bị chấn động tổn thương tức khắc. Điều này ănhr hưởng rất lớn đến khả năng chiến đấu của bạn sau đó.

Quỹ đạo đòn đỡ bằng tay gồm: Thẳng tới trước (AP), đẩy đằng trước (Miro), từ trong ra ngoài (Bakuro), ngoài vào trong (Anuro) từ trên xuống dưới (Nearyo), từ dưới lên trên (Ollyo), hình vòng cung (Dollymyo) hình lưỡi liềm (Bandal) vòng cầu (Dollyo).

Một số hình thức đặc biệt nhảy đỡ trên không (Twimyo makgi):

mot so hinh thuc do tren khong
Một số hình thức đỡ trên không

-Đỡ đòn bằng chân: với lối đỡ này buộc võ sinh phải dày công khổ luyện, bởi các phản xạ của chân thường không thể linh hoạt và nhạy bén bằng tay được. Ngoài ra khoảng cách từ chân đến các phần thường bị địch thủ tấn công (mặt, ngực, bụng… ) luôn xa hon so với khoảng cách của tay.

Các điểm của chân chạm đòn tấn công đối phương là: bàn chân, mu bàn chân, ức bàn chân, gót chân, lưỡi cạnh bàn chân. Với các đòn tấn công cực mạnh của đối phương bạn nên dùng các phần mềm (bàn chân chẳng hạn).

Ngoài ra còn các phương thức đơc khác bằng vai, lưng, đầu gối, và ngay cả mông cũng có thể triệt tiêu lực tấn công của đối phương.

Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số đòn đỡ tương đối thông dụng, những đòn đỡ mà đa số các võ sinh thường diễn tập nhưng chưa nắm vững cách tung đòn hoặc diễn thế đúng quy cách nhưng  chưa vận dụng bí quyết cương nhu để giảm bớt hay triệt tiêu lực tấn công.

Phàm khi tung đòn (tấn công) hoặc ra thế (phòng thủ, chế ngự) cần phải áp dụng lực theo hai chiều hướng:

-Từ mềm đến cứng (nhu hòa đến cương mãnh)

-Từ mềm đến mềm hơn (nhu hòa đến cực nhu)

Trường hợp đầu ta dùng thể thức (nhu – cương) với mục đích triệt đòn tấn công của địch làm tổn thương đến tay chân của đối thủkhi đòn của hắn đã hết trớn, hoặc đã dụ đòn hắn vào thế thụân lợi để phản đòn.

Ở Taekwondo, đòn đỡ vừa là phương thức phòng ngự, vừa là phương thức công phá triệt hạ.

Trong trường hợp thưd nhì với thể thức (nhu – cực nhu) các bạn nên sử dụng để hóa giải, triệt tiêu lực tấn công khi các đòn của đối thủ quá cương mãnh, nặng nề. Nếu trong trường hợp này ta vận dụng lối đỡ nhu – cương chắc chắntay, chân của các bạn sẽ bị tổn thương tức thời, thậm chí có thể gẫy xương, bong gân. (Giảm 30% – 80% khả năng chiến đấu của bạn).

Đa số người luỵen võ công đều nghĩ rằng phương thức (nhu – cực nhu) chỉ đạt ở trình độ cao với nhiều năm khổ luyện. Đây là suy nghĩ đúng nhưng ngay từ trình độ sơ và trung đẳng (đai xanh, đỏ) các HLV cũng phải tạo ý niệm thực hành, giảng huán kỹ cho các võ sinh. Có thể khi đạt đến trình độ cao hơn (đai đen) họ mới phát huy đúng mức kỹ năng này. Khi ta đùa với một đứa bé lên hai, lên ba bằng cách lấy ngón tay dí vào trán chúng, hẳn nhiên ngón tay chúng ta cũng bị chúng kéo sang một bên. Đó là sự tự phát, một phản ứng tự nhiên của con người, chúng cũng dùng sức nhu nhưng hẳn roc là chưa phát huy đúng mức. Bởi thế sự khổ luyện để có đực lực mềm (nhu kình) khả dĩ triệt tiêu một đòn tấn công dũng mãnh là một điều hết sức quan trọng.

Sau đây là một số minh họa phương cách đỡ đòn tấn công của môn phái Taekwondo.

chong da gio lai vong cau
Chống đá giò lái vòng cầu
chong da thang
Chống đá thẳng
loi da do hinh luoi liem
Lối đá đỡ hình lưỡi liềm

taekwondo

Phần trên cho các bạn thấy một số đòn đỡ tiêu biểu ở trình độ sơ và trung đẳng, một số đòn đỡ nhu hòa của trình độ cao hơn như Kyocha Joomuk Naeryo Makgi (đỡ đòn đá bằng cách sử dụng 2 nắm đấm chéo từ trên xuống: bài Euiam),đỡ ém hai lòng bàn tay, đỡ vẹt 2 sống cạnh bàn tay.

suroh chagi cung la mot loi da do tam ha dang
Suroh chagi cũng là một lối đá đỡ tầm hạ đẳng (đòn thế gần giống với Tảo địa cước).

Tóm lại, đừng bao giờ có ý nghĩ chủ quan rằng mỗi khi tấn công các đòn đánh của mình đều hạ gục đối phương mà phải nghĩ đến việc địch thủ phản đòn mãnh liệt về ta. Đỡ và đánh thế nào hợp lý đó là điều cần suy nghĩ.

Vothuat.info (theo THVT)