Bản năng chiến đấu (phần 1): Xô đẩy

Hãy nhìn những đứa trẻ ẩu đả với nhau, tuy đó không phải điều hay ho gì nhưng chúng ta có thể nhận ra một trong những bản năng rõ ràng nhất của con người khi chiến đấu: Xô đẩy.

Mỗi ngày một tuyệt kỹ: Oblique kick

Mỗi ngày một tuyệt kỹ: Cú đấm Straight

Chưa từng tập luyện võ thuật cũng như không có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, những đứa trẻ có thể xem như đại diện cho bản năng của con người. Cách những đứa trẻ chiến đấu chính là tấm gương phản chiếu tiềm thức của con người về việc sử dụng vận động cơ thể.

Và trong tiềm thức đó, chúng ta nhìn thấy một trong những hành vi rõ ràng nhất – xô đẩy.

Nắm giữ và xô đẩy – hành vi bản năng của con người trong chiến đấu.

CẬN CHIẾN – NỖI ÁM ẢNH THỰC SỰ

Dựa vào đặc tính của các môn võ hiện đại, chúng ta có thể thấy rằng các hành vi chiến đấu ở phạm vi càng gần thì càng khó tập luyện và kiểm soát. Krav Maga và Jiujitsu là hai môn võ phản ánh rất rõ điều này.

Việc thi triển đòn thế cận chiến tuy không mất quá nhiều thời gian nhưng lại hạn chế về lực tác động, các đòn thế dễ bị đối thủ che chắn, kiểm soát hơn nhiều. Những tình huống áp sát cũng rất dễ đẩy đến trạng thái ôm giữ, tì đè, đòi hỏi người chiến đấu phải có khả năng kiểm soát thăng bằng và áp lực cơ thể, thông thạo các kỹ năng phức tạp như khoá siết.

Những bộ môn đối kháng tầm gần như Krav Maga đòi hỏi rất nhiều công sức tập luyện để thành thạo các động tác chiến đấu.

Việc để cơ thể rơi vào trạng thái ôm giữ, tì đè có thể khiến trận chiến diễn ra theo con đường “được ăn cả, ngã về không”. Khi nghiên cứu võ thuật cổ xưa trên toàn thế giới, chúng ta có thể thấy rõ hầu hết các môn võ từ Bắc Âu, Nam Á đến Đông Á đều có xuất hiện kỹ năng áp sát cận chiến cũng như chống áp sát.

XỔ ĐẨY ĐỂ LÀM GÌ?

Có thể thấy, hành vi xô đẩy đối thủ xuất phát từ hai yếu tố: nỗi sợ bị áp sát, ý thức lợi thế khi có thể khiến đối thủ mất thăng bằng.

Rõ ràng, ngay từ trong bản năng, con người đã hiểu được bất lợi của việc bị áp sát khi tấn công. Xô đẩy là một trong những hành vi tự nhiên và đơn giản nhất để chống lại điều đó, vừa duy trì khoảng cách với đối thủ, vừa khiến đối thủ mất thăng bằng. Nếu tình huống cận chiến xảy ra, ít nhất bạn vẫn có lợi thế hơn khi đối thủ đang lảo đảo sau khi bị xô đẩy.

TỪ BẢN NĂNG ĐẾN KỸ NĂNG

Trong nhiều môn võ thuật hiện đại ngày nay, hành vi xô đẩy hoặc giữ khoảng cách an toàn đã “hoá thân” vào những kỹ thuật rất rõ ràng như Push kick (đạp trước), kỹ thuật di chuyển (footwork) đồng thời chống ép góc của Boxing, thậm chí là những pha xô đẩy rõ ràng trong Muay Thái.

Từ bản năng cho đến tinh hoa võ thuật hiện đại, có thể thấy hành vi xô đẩy luôn là một trong những yếu tố quan trọng của chiến đấu thực tế. Đôi khi bản năng chỉ là những phản ứng vụng về, nhưng võ thuật sẽ làm phần còn lại: cải tiến, thử nghiệm và sử dụng bản năng đó.

Võ thuật TV: Nguyễn Trần Duy Nhất dạy kỹ thuật chỏ gối

[jwplayer player=”1″ mediaid=”109476″]

Hồ Võ