Lời khuyên: nên làm gì khi bạn không tự tin vào đòn đá của mình?

Lời khuyên này có lẽ chỉ thích hợp với những người mới tập luyện các bộ môn có sử dụng đòn đá như Muay Thái, Taekwondo, Karate… thế nhưng, đây lại chính là một thực trạng thường gặp nhất – không tự tin vào cú đá của mình. Hãy cùng VoThuat.vn phân tích những lý do và biện pháp khắc phục.

Vài lời khuyên về việc giữ sức khỏe xương khớp trong võ thuật

Lời khuyên – nên ăn uống như thế nào sau khi gãy xương?

Trước hết, cần hiểu rằng đôi chân con người được tạo hóa sinh ra không phải dành cho võ thuật. Khoa học đã chứng minh đôi chân con người được tiến hóa hoàn toàn cho mục đích di chuyển, trong khi đôi tay lại có thể thực hiện các động tác linh hoạt hơn. Xét trên khía cạnh võ thuật, gần như đôi chân chỉ có một khả năng bẩm sinh là các đòn…đạp. Từ cấu trúc cơ, khớp, độ dãn của dây chằng, cử động quen thuộc… đôi chân hoàn toàn không phải là vũ khí tự nhiên của cơ thể. Chính con người phải tự rèn luyện nó.

Bản chất tiến hóa của đôi chân con người vốn không sẵn dành cho võ thuật.

Đây cũng chính là mấu chốt để lý giải vì sao mà việc tập luyện đòn tay luôn dễ và nhanh xuất hiện thành quả hơn là tập luyện đòn chân – vâng, dễ hiểu một điều rằng con người phải tự rèn luyện đôi chân, nếu như không kể đến sức mạnh vượt trội của đôi chân thì chúng tagần như không còn một chút “vốn liếng” nào khác từ tạo hóa, trong khi đôi tay có đầy đủ các yếu tố nhanh, chính xác, liên tục…

Từ đó, chúng ta có thể thấy việc không tự tin vào cú đá là một phản ứng tâm lý hết sức bình thường. Đôi chân của tạo hóa có những cử động đã khắc sâu vào tiềm thức con người (một sự thật rằng chúng ta cần liên tục tập trung để thực hiện công việc với đôi tay, nhưng gần như không hề dùng nhiều suy nghĩ cho việc đi lại). Võ thuật – với các đòn đá đã khiến đôi chân phải chuyển động lệch khỏi những tư thế bình thường, và nó tạo nên sự thiếu tự tin đầu tiên:

Sự mất thăng bằng

Vâng, con người bình thường quen đi đứng bằng cả 2 chân, tạo nên sự thăng bằng và tư thế vững chắc nhất có thể. Những cú đá (đặc biệt là các cú đá cao) sẽ phá vỡ sự thăng bằng bình thường đó, và chúng ta lại phải tự tập một tư thế thăng bằng khác chỉ dành riêng cho đòn đá. Trong khi sự thăng bằng bình thường của con người được sinh ra từ những bước đi chập chững đầu tiên của chúng ta, trau dồi và ăn sâu vào tiềm thức chúng ta qua hàng chục năm thì chúng ta lại chỉ có vài năm (trong đó, mỗi ngày chỉ một vài tiếng tập luyện) để làm quen với sự thăng bằng của võ thuật. Thật bất công, đúng không?

Vậy thì hãy tập luyện chăm chỉ hơn nữa! Hãy theo dõi video clip sau và tập luyện.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”99014″]

Sợ đau

Nghe có vẻ hơi…tức cười nhưng đây thật sự là lại lý do lớn thứ hai khiến cho ta mất tự tin vào cú đá. các phần va chạm của đôi chân khi thực hiện đòn đá như mu bàn chân, xương cổ chân, xương ống quyển…. vốn dĩ không được tạo hóa sinh ra để chịu đựng các va đập. Vâng, lại là logic cũ: Cái gì tạo hóa không cho sẵn thì ta tự tập lấy!

Đá bao cát nhiều lần và kiên trì qua thời gian dài cũng là cách tập luyện chịu đựng va chạm cú đá.

Nhưng đó là lý thuyết, sự thực rằng nhiều clb võ thuật phong trào lại vi phạm nguyên tắc này: để môn sinh tập luyện kỹ thuật rất tốt, nhưng lại không chuẩn bị cho họ khả năng chịu đựng va chạm. Sợ đau khiến chúng ta “tự giác” đá…yếu đi, chậm hơn rất nhiều so với khả năng thực sự.

Có một số phương pháp “kinh điển” mà bộ môn nào cũng có thể áp dụng như đá bao cát nhiều lần, đấu tập với bảo hộ ống chân, vỗ ống chân bằng bó mây… thế nhưng, tùy theo bộ môn mà tính chất va chạm lại có phần khác nhau, nện tham khảo thêm ý kiến HLV cho các bài tập khả năng chống chịu va chạm của đòn đá.

Các lí do khác

Ngoài hai lý do quan trọng nhất đã nói ở trên, việc thiếu các yếu tố như uy lực, tốc độ, cũng như chiến thuật thi đấu cũng là lý do khiến chúng ta dễ mất tự tin ở những cú đá. Vấn đề này sẽ tiếp tục được đề cập đến trong những phần khác của chuyên mục Lời khuyên võ thuật.

Y.N