“Tập võ, làm ơn “thương” cái đầu gối hơn chút được không?”

Đó là lời than phiền của hầu hết các bác sĩ khi tiếp nhận các chấn thương đầu gối – đặc biệt là từ những bộ môn thể thao, võ thuật.

Top những pha chấn thương hãi hùng nhất MMA

Cauliflower Ear – tai súp lơ – chấn thương tai đặc trưng của dân võ

Có một sự thật rằng đầu gối tuy là một trong những khớp xương to, chắc nhất cơ thể, nhưng cũng là một trong những khớp chịu áp lực lớn nhất, cũng như thường xuyên “gánh” chấn thương nhất.

Với cấu trúc tương đối đơn giản (nếu so với một khớp tương đồng khác là khớp cùi chỏ), khớp gối rất dễ “dính” chấn thương khi bị bẻ vặn theo nhiều chiều hướng – điều thường xuyên xảy ra trong các bộ môn võ thuật, thể thao, khi con người phải di chuyển theo nhiều cách phức tạp, thậm chí sử dụng đôi chân như một “vũ khí”. Không phải tự nhiên mà việc giãn – đứt dây chằng là chấn thương phổ biến nhất ở khớp đầu gối. Việc lao động, hoạt động bình thường nhiều năm cũng đủ để khiến đầu gối gặp vấn đề, nói gì đến các hoạt động nặng của võ thuật?

Chấn thương đầu gối gần như là điều hiển nhiên bạn phải đối mặt nếu tham gia tập võ thuật, thể thao.

Dân gian có câu “Chùn chân, mỏi gối” để chỉ thời kỳ cơ thể bắt đầu rệu rã, thoái hoá. Có thể thấy, người xưa đã sớm ý thức được tính chất dễ tổn thương của đầu gối, và đặt nó làm “đại diện” cho sự lão hoá.

Nhiều học giả cho rằng trong quá trình tiến hóa của loài người, việc con người bắt đầu dựng đứng cơ thể và phụ thuộc hoàn toàn vào việc đi đứng bằng hai chi sau đã mang lại một áp lực hoạt động tương đối nặng mà mức độ tiến hóa của riêng khớp đầu gối chưa phát triển kịp. Điều này lí giải vì sao cơ thể con người sau thời gian dài lao động nặng nhọc, tập luyện thể thao hoặc võ thuật thì khớp đầu gối là một trong những vị trí đầu tiên “trở chứng”.

Các khớp xương, dây chằng về cơ bản là rất khó tập luyện để tăng cường sức chịu đựng. Thế nhưng, với những bài bản hợp lý, ta không chỉ tập luyện được vùng khớp quan trọng này, mà còn tập luyện được cơ bắp xung quanh theo chiều hướng dẻo dai, chắc khoẻ, góp phần “gánh vác” bớt yêu cầu chịu tải của khớp đầu gối.

Những bài tập sau đây không chỉ là cách để “cường hoá” đôi chân nhằm chống chịu chấn thương trong thể thao, võ thuật, mà còn là vì lợi ích lâu dài. Chúng ta có thể từ bỏ võ thuật, một ngày nào đó. Thế nhưng đôi chân chắc chắn sẽ đi cùng ta đến cuối đời. Làm ơn, hãy “thương” nó một chút.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”107765″]

Phạm Vũ