Kiếm – binh khí mang khí giới ngắn trong võ thuật

Như các bạn đã biết, ngoài quyền cước được sử dụng trong võ thuật ra, binh khí cũng là một khí giới không thể thiếu trong chiến đấu. Có nhiều loại binh khí, chúng ta nghĩ rằng mình đã biết về nó, nhưng thực sự đó chỉ là hiểu biết một cách thông thường. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một cách cụ thể về tác dụng và cấu tạo của các loại binh khí thường được dùng trong võ thuật.

Kiếm

Khí giới ngắn trong võ thuật, là một trong số binh khí ngắn thời cổ đại. Kiếm do Thân kiếm và Chuôi kiếm hợp thành. Thân kiếm gồm: mũi kiếm, lưỡi kiếm, sống kiếm. Chuôi kiếm gồm: kiếm cách (phần chia chuôi kiếm và lưỡi kiếm), chuôi kiếm và đầu kiếm. Trên đầu kiếm thường buộc một tua kiếm ngắn thì dùng cho Đoản tuệ kiếm thuật, tua dài thì dùng cho Trường tuệ kiếm thuật. Trọng lượng của kiếm (bao gồm cả tua kiếm): dùng cho nam giới trưởng thành phải nặng từ 0,6 kg trở lên; dùng cho nữ trưởng thành phải nặng từ 0,5 kg trở lên; trọng lượng kiếm dùng cho nhi đồng và thiếu niên không bị hạn chết bởi điều kiện này. Khi mũi kiếm chống xuống đất, trọng tâm giữ cho Thân kiếm thẳng đứng, không dùng lực tác động thân kiếm sẽ phải hơi cong, nhưng phần cong phải tính từ 1 phần 3 mũi kiếm (điểm tiếp xúc với mặt đất cao 20cm) trở lên.

f1
Biểu diễn kiếm thuật Việt Nam:

Song kiếm

Khí giới đôi dùng trong võ thuật, một trong song binh khí thời cổ đại. Một bên kiếm bàn bằng với thân kiếm. Nhưng bộ phận khác giống như Đơn kiếm.

f2

 Biểu diễn song kiếm (trường tuệ ‘tua dài’):

 Song kiếm trên phim

Trủy thủ

Hay còn gọi là đoản kiếm. Khí giới ngắn trong võ thuật, là một trong số loại binh khí ngắn thời cổ đại. Do mũi kiếm, lưỡi kiếm, sống kiếm, hộ thủ bàn, chuôi kiếm, đầu kiếm cấu thành. Dài 26一33cm, đầu kiếm thường gắn vòng hình tròn có buộc tua mày. Thường thì người luyện võ sẽ sử dụng song trủy thủ để luyện tập.

f3 f4

Nguyễn Hùng Thái