Kiến thức tự vệ – Đừng bao giờ quên mình là kẻ yếu

Trong các tình huống tự vệ, việc ý thức được vị thế của bạn thân là một trong những yếu tố nắm phần quyết định chiến thắng. Thế nhưng sự thật rằng hầu hết chúng ta đều mắc sai lầm ở “tử huyệt” này.

Kiến thức tự vệ – Sai lầm chết người khi tự vệ trên đường phố

Kiến thức tự vệ – Hãy học thuộc những yếu huyệt sau đây

Hãy tưởng tượng, bạn đang cần tiền (để hút chích chẳng hạn), bước ra phố với ý đồ cướp giỏ xách của ai đó. Bạn nhìn thấy bên trái đường là một cô gái nhỏ, ốm yếu, đi một mình; còn bên phải đường là một chàng trai cao to lực lưỡng. Bạn sẽ chọn ai làm mục tiêu?

Câu trả lời của bạn sẽ chứng minh cho một trong những điều hết sức rõ ràng về sự thật của các tình huống tự vệ: Nếu bạn đã bị chọn làm mục tiêu và buộc phải tự vệ, bạn luôn là kẻ yếu. Những kẻ thủ ác luôn biết tìm ra lợi thế cho bản thân, hay chọn những trường hợp “chắc ăn chắc thắng” để hành sự. Bạn hoàn toàn bị động trong việc mình có bị chọn làm mục tiêu hay không, và kẻ tấn công bạn sẽ như thế nào, cao bao nhiêu, trang bị vũ khí gì.

Bạn luôn là kẻ yếu khi trở thành nạn nhân có chủ đích.

Điều này mang ý nghĩa gì trong tập luyện?

Chúng ta đều hiểu rằng, võ thuật đối kháng mang tính tương tác. Giữa bạn và đối thủ luôn có sự tác động qua lại, tạo nên muôn hình muôn vẻ của võ thuật. Lấy một ví dụ dễ hiểu: Có những đòn thế bạn có thể sử dụng khi bạn “to con” hơn đối thủ, nhưng ngược lại – sẽ rất vô dụng khi bạn đang thất thế về thể hình.

Trong tự vệ, bạn luôn là kẻ yếu – hay ít nhất, bắt đầu với vị thế của một kẻ yếu. Việc chọn lựa kỹ thuật sử dụng cũng phụ thuộc vào yếu tố này. Nhiều “trường huấn luyện tự vệ” hay nhiều “võ sư huấn luyện tự vệ” không hiểu được điều này. Họ dạy cho môn sinh các kỹ thuật đối kháng hiện đại, tức là những kỹ thuật vốn được phát triển để tối ưu hóa khả năng trong môi trường đối kháng công bằng (cùng trình độ, cùng thể hình). Và dĩ nhiên, tất cả trở nên vô hiệu khi người tự vệ dùng đến khi gặp chuyện.

Không phải tự nhiên mà các hệ thống giảng dạy tự vệ uy tín hiện nay đều tập trung vào việc nghiên cứu và “khai thác” các điểm yếu trên cơ thể con người để sử dụng trong mục đích tự vệ, mặt khác tận dụng mọi công cụ trong tầm với, biến chúng thành vũ khí tự vệ (như chai xịt nước hoa, đèn pin, bút viết…). Tất cả những lựa chọn này đều nhằm một mục đích: san bằng khoảng cách bất lợi về mặt thể  hình mà những người tự vệ buộc phải đối mặt.

Nếu bạn đang ở trong một lớp học tự vệ, hãy cố gắng phân biệt đâu là kỹ thuật dành cho người bình thường, và đâu là kỹ thuật dành cho bạn – một kẻ yếu thực thụ.

Danh sách tham khảo: 10 môn võ có thể sử dụng trong thực tế tự vệ

[jwplayer player=”1″ mediaid=”94982″]

Y.N