Mộc kiếm – “Tay gỗ hủy diệt” của môn võ Aikido

Trong thiếng Nhật, Katana, là một trong những biểu tượng của một Samourai, từ trung cổ đến hiện đại. Để tập luyện trong các đạo trường, người ta thường dùng bokken (mộc kiếm). Trong thời đại ngày nay, bokken không chỉ thay katana trong luyện tập, nó còn bao hàm thêm nhiều ý nghĩa liên quan tới tinh yếu võ đạo.

Tấn công vào tay đối thủ để đánh đổ trong Aikido
Cách phá vỡ thế cân bằng của đối thủ trong Aikido

Nguồn gốc và biểu tượng của cây Bokken.
Cây bokken (mộc kiếm) hay Bokuto là một cây kiếm Nhật bằng gổ có hình dáng và các đặc thù của một katana. Tuy thường dùng để luyện tập, nhưng tính hữu hiệu của nó trong chiến đấu thật hiển nhiên. Thời xưa nhiều samourai chọn bokken thay vì katana vì khả năng chịu đựng của nó: thường thì một bokken khó thể bị gảy trong khi katana tương đối mảnh mai hơn. Bokken cũng được xem như đáng sợ hơn vì những thương tích nó gây ra khó cứu chữa hơn. Các cuộc so tài giữa hai kiếm sĩ thường chỉ được thực hiện bằng bokken chứ không bằng shinken (chân kiếm), thế nhưng chuyện sinh tử là điều hiển nhiên chẳng hạn cuộc tỉ thí cuối cùng của Myamoto Musashi với Sasaki là một thí dụ nổi tiếng.

1.1

Do việc sử dụng bokken trong luyện tập quá nguy hiểm giới võ lâm đã tạo ra những thanh kiếm bằng tre, thủy tổ của cây Shinai hiện nay. Trương phái Itto Ryu đã có một giải pháp khác: họ dùng những cây bokken to hơn với một cái Tsuba (hộ thủ) thật lớn kèm theo bao tay dài lên tận cùi chỏ. Loại bokken này hiện vẫn còn được dùng.

KONICA MINOLTA DIGITAL CAMERA

 Các loại Bokken.

Thông thường bokken được làm bằng “Biwa” hoặc “Sunuke”. Nó cũng có thể làm bằng Sồi, đỏ hoặc trắng. Và hiện nay người ta còn dùng các loại gổ nhập như Mun, Trắc… hình dạng của nó không thay đổi và tùy thuộc vào các trường phái khác nhau như Yagyu, Katori Shinto…

3.3

Theo võ sư Malcolm Tiki Shewa thì “chiều dài của nó là 105cm tùy thuộc vào trường phái và người sử dụng. Nó phải được làm bằng loại gổ cứng không có nhựa như cây sồi đỏ hoặc trắng, sồi xanh bốn mùa, cây Biwa, Sunuke, mun đen… sứa phải nhỏ, láng, chặt, các đường vân dài không bị đứt quảng, không có mắt, với trọng lượng tương đương với một cây katana. Nói chung trung tâm điểm của cây bokken thường năm ở 1/3 kể từ đốc kiếm”.

Cũng như các Katana, các Bokken biến hóa tùy theo thời đại của chúng và mỗi trường phái truyền thống như: Katoryu Shintoryu, Kashima Shintoryu, Yagyu ryu, Yagyu Shinkage ryu, Itto ryu, Nitten ryu, Nitten Ichi ryu, … Cấu trúc Bokken cho hợp với kỹ thuật của mình về mặt trọng lượng, độ cong, chiều dài, mũi nhọn, bề dày.

tinh chat khac nhau
Các loại và tính chất khác nhau của mộc kiếm (Bokken) từ kiểu kiếm của thời Chiêu Hòa đến loại kiếm tập bình thường.

Lý tưởng là có được một súc gỗ từ một thân cây tối thiểu là 45 năm tuổi và đã được để khô trong 5 năm. Ngày xưa các loại Bokken siêu hạng trong tay các đại kiếm khách thường được làm từ các thanh gỗ sên vốn được dùng làm chèo. Và do đó hơi bị oằn cong dưới động tác Funne kogi undo (động tác chèo đò)

5.5

Chủ yếu các Bokken cần có sức chịu đựng, đồng bộ với toàn thể các sớ đi cùng hướng từ đầu tới đuôi nhờ đó khi bị mẻ cũng không tạo ra các miểng gây nguy hiểm cho người tập và đồng luyện. Chính vì vậy mà sớ gỗ mun hay trắc không hề được dùng trong các trường phái truyền thống. riêng tại Việt Nam, các võ sư Aikido thường sử dụng Bokken bằng cẩm lai hoặc căm xe. Đs.Trần Kỉnh thì dùng loại tầm vông đặc ruột, già có độ cong tự nhiên hoặc được tạo độ cong (một cây tầm vông già, đúng cỡ thường chỉ có thể cắt được một Bokken đáp ứng đủ tiêu chuẩn).

6.6

Để bảo trì mộc kiếm người ta thường dùng dầu “lanh” lau trên bề mặt kiếm để giữ các sớ gỗ khỏi bị khô và tăng sức chịu đựng cho phần lưỡi. Theo kinh nghiệm bản thân, có thể dùng mồ hôi để thoa trên thân kiếm cũng đủ và khiến cho gỗ kiếm lên nước bóng đẹp.

Q.B (Sưu tầm)