Kendo có thể hiểu như “Đạo của kiếm sĩ” với tư tưởng rèn luyện nhân cách con người thông qua nguyên lý sử dụng cây kiếm. Mục đích của tập luyện Kendo là để nâng cao thể lực, tinh thần, phát triển tính cách văn hóa, nhân cách, trau dồi nghị lực….Người Nhật thường hay ví von môn Kiếm Đạo chính là: “Sửa soạn cho thời son trẻ và một niềm vui sót lại cho tuổi già”.

Kiếm đạo (Kendo, “Ken” nghĩa là “Kiếm”, “Do” nghĩa là “Đạo”) là một môn thể thao võ thuật phát triển từ môn kiếm thuật cổ truyền Nhật Bản – Kenjutsu (Kiếm thuật). Kiếm đạo hình thành từ cuối thời kỳ Minh Trị (Meiji), tức là vào khoảng Thế kỷ 19 nhằm tập luyện cho các chiến binh. Sau chiến tranh thế giới thứ II, bộ môn này được khôi phục và được coi là môn thể thao chính thức vào năm 1946. Nó phát triển nhanh chóng và được đưa vào hệ thống các trường học Nhật Bản. Cho tới nay đã có hàng triệu người tham gia tập luyện kiếm đạo trên khắp thế giới.

Kendo có thể hiểu như “Đạo của kiếm sĩ” với tư tưởng rèn luyện nhân cách con người thông qua nguyên lý sử dụng cây kiếm.

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp đối với người tập Kiếm đạo:

1. Kiếm đạo có phải là môn võ độc lập?

Một số người nhầm kiếm đạo (kendo) là một phần của Iaido (Cư hiệp đạo) và Aikido (Hiệp khí đạo) vì Iaido và Aikiken đều có sử dụng kiếm (Katana). Tuy nhiên, Kendo là một môn thể thao và võ thuật độc lập với Iaido (Cư hiệp đạo) và Aikido – từ lịch sử, tư tưởng, đòn đánh, bộ pháp cũng như hệ thống tổ chức.

Kendo là một môn võ độc lập.

2. Kiếm đạo có gây chấn thương không?

Dù là một môn võ nhưng kiếm đạo không gây chấn thương như những môn võ thuật hay thể thao khác vì  kiếm sinh được bảo vệ bởi giáp. Ngoài ra, các kiếm sinh đối kháng với nhau qua thanh kiếm tre (shinai) với những đòn thế nhẹ nhàng, uyển chuyển sẽ không mang tính sát thương cao trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Được trang bị giáp phục đầy đủ và sử dụng kiếm tre giúp Kiếm đạo hạn chế tối đa và không mang tính sát thương cao khi tập luyện cũng như thi đấu.

3. Kiếm đạo chỉ dành cho đàn ông?

Kiếm đạo dành cho mọi người. Ai cũng có thể tập kiếm đạo, bất kể trẻ em, người già, nam, nữ. Những trẻ em Nhật Bản tập kiểm đạo khi lên 5 lên 6. Những võ sư Nhật Bản 70, 80 tuổi vẫn thi lấy 6,7,8 đẳng.

Hình ảnh một nữ kiếm đạo tại Nhật Bản.
Trẻ em tập luyện Kiếm đạo từ sớm sẽ giúp các em được tôi luyện bản thân và góp phần xây dựng nhân cách con người thông qua nguyên lý sử dụng cây kiếm – “đạo của người kiếm sĩ”.

4. Người yếu có thể tập kiếm đạo ?

Kiếm đạo không dùng sức nhiều, do vậy, bạn không cần phải chuẩn bị sức khỏe rồi mới tập kiếm đạo. Kiếm đạo sẽ giúp bạn nâng thể lực của mình lên.

Kiếm đạo phù hợp với mọi người, không những thế còn tăng thể lực cho người tập luyện.

SỰ KIỆN HUẤN LUYỆN CHUYÊN SÂU KENDO KATA 2022

Chủ nhật, ngày 17/4/2022 vào lúc 8h00 tại sân vận động Hoa Lư sẽ diễn ra sự kiện luyện tập kiếm đạo cùng thầy Suzuki Shinobu, Thất đẳng kiếm đạo.

Liên đoàn chào đón sự hội ngộ từ các câu lạc bộ Kendo TP.HCM. Đây sẽ là buổi trải nghiệm thú vị hứa hẹn một năm trở lại mạnh mẽ của Kendo. Đặc biệt những ai muốn tìm hiểu bộ môn này cũng có thể tham gia, biết đâu bạn sẽ tìm thấy niềm vui thú với kiếm đạo đấy!


Ngân Đoàn-SSDIC-FSS

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link