Những sai lầm dễ mắc phải khi luyện tập võ thuật

1. Không hứng thú tập luyện:
Một số người cho rằng, tập luyện võ thuật chẳng có gì thú vị, thường phải đối mặt những thiết bị tập luyện, khô khốc, lạnh lùng. Các chuyên gia kiến nghị: nên tập luyện cùng với bạn bè và người thân, như cùng nhau xem phim hoặc ăn cơm vậy.
hay tap luyen cung nhung nguoi ban
Hãy tập luyện cùng những người bạn
2. Vội về hiệu quả:
Rất nhiều người hy vọng chỉ cần tập luyện ít mà có thể thu được hiệu quả rõ rệt. Chuyên gia kiến nghị tiêu chuẩn tập luyện là mỗi tuần tập từ 3 tiếng rưỡi đến 4 tiếng đồng hồ để đề phòng lên cân. Nếu bạn muốn giảm béo, mỗi lần cần đi bộ 30 phút, một tuần 3 lần, như vậy, trong điều kịên vẫn giữ lượng ăn uống bình thường, muốn giảm 0,5 cân cần khoảng một tháng. Bởi vậy, muốn giảm béo càng nhanh, thì cần phải tăng lượng tập luyện.
muon dat hieu qua cao phai tang cuong tap luyen
Muốn đạt hiệu quả cao phải tăng cường tập luyện

3. “Dũng sĩ điên cuồng”vào cuối tuần:
Nếu bình thường bạn không đi tập, mà tập luyện hết mình trong 2 ngày vào cuối tuần, thì mục tiêu của bạn sẽ mãi mãi không thể thực hiện được, hơn nữa đến thứ 2 hàng tuần, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Kiểu”tập luyện” thái quá này chỉ có gây chấn thương cơ thể và dẫn đến mệt mỏi toàn thân mà thôi.

dung si dien cuong vao cuoi tuan
“Dũng sĩ điên cuồng”vào cuối tuần

4. Khởi động quá mạnh:
Bất cứ tập luyện trên máy chạy trong nhà hay là trên thiết bị tập luyện tại trung tâm thể hình, một trong những sai lầm thường mắc phải là “đầu voi đuôi chuột”, tức tập luyện quá mạnh trong thời gian khởi động ngắn ngủi. Những cách tập luyện quá mạnh khi vừa khởi động này rất dễ làm cho cơ thể bị thương. Chuyên gia kiến nghị: phải đặt chương trình tập luyện lâu dài từ từ kiên trì và thiết thực cùng với những huấn luyện viên chuyên nghiệp.

tranh khoi dong qua suc truoc khi tạp luyen
Tránh khởi động quá sức trước khi tập luyện

5. Những sai lầm thường bị bỏ qua trong tập luyện:

  • Bỏ phần khởi động:

Nếu không khởi động trước khi tập, thì chẳng khác nào sự vận động đột ngột trong khi ô-xy và máu chưa kịp đi tới các bộ phận cơ bắp trên cơ thể. Như vậy sẽ tăng thêm nguy cơ chấn thương cơ thể. Trong khi tập luyện chức năng tim phổi, thực ra là khiến nhịp tim tăng vọt, điều này hết sức nguy hiểm. Bởi vì trước khi tập luyện chính thức, phải dùng 5 đến 10 phút để khởi động, làm cho cả cơ thể đều “nóng” lên.

phuc hoi sau tap luyen la mot cong doan quan trong
Phục hồi sau tập luyện là một công đoạn quan trọng
  • Bỏ phần phục hồi sức sau tập luyện:

Sau khi kết thúc tập luyện, không được ngừng lại đột ngột. Phục hồi sức sau tập luyện có thể giảm nguy cơ chấn thương cơ bắp. Nguyên nhân là phục hồi sức sau tập luyện đóng vai trò “cọ rửa” đối với chất A-xít Lác-tích trong cơ thể. Chuyên gia kiến nghị: trước khi kết thúc tập luyện, tốt nhất phải căn cứ theo tình hình cơ thể cá nhân, bỏ ra từ 5 đến 10 phút vận động nhẹ nhàng, để khiến nhịp tim trở lại bình thường.

hay nho bo sung nuoc sau khi tap luyen
Hãy nhớ bổ sung nước sau khi tập luyện
  • Bỏ qua phần bổ xung nước:

Cơ bắp co lại rất cần nước, cho nên nếu bạn không uống đủ nước, thì sẽ dễ dẫn đến cơ thể co giật hoặc đau. Trước khi tập luyện, trong khi tập luyện và sau khi tập luyện đều cần bổ sung nước. Nếu bạn không thuộc về thể chất này, thì không cần uống những nước uống đặc biệt. Đối với tuyệt đại đa số người mà nói, nước trắng là nước uống tốt nhất.

Theo vinabudo