Tập luyện võ thuật và những điều không thể bỏ qua

Đối với mỗi VĐV, hay người đam mê thể thao, võ thuật… việc luyện tập phải diễn ra thường xuyên như một thói quen. Và để có được một trạng thái tinh thần và cơ thể tôt, không phải ai cũng hiểu rõ để có các phương pháp tập luyện một cách tốt nhất.

Khởi động được chia ra làm 2 phần : 

-Khởi động chung :

khoi dong truoc khi tap luyen
Khởi động trước khi tập luyện

Khởi động chung nhằm mục đích động viên kích động cơ thể , làm cân bằng trạng thái chức năng của các cơ quan nội tạng với chức năng của các cơ quan vận động, để phát huy tối đa năng lực hoạt động của cơ thể. Khởi động chung là làm cho cơ bắp từ từ nóng lên ( bằng các động tác thể dục tay không như: tay, lườn, bụng, vặn mình, chân, toàn thân, nhảy, chạy nhẹ nhàng, hay bằng xoa bóp…), làm cho các khớp được dẻo ra và linh hoạt hơn ( bằng cách xoay các khớp : cổ tay , cổ chân , gối , hông , vai , khuỷa , và khớp cổ ) , tiếp theo là các động tác căng các cơ …

-Khởi động chuyên môn :

Khởi động nhằm kích động cơ thể trước khi hoạt động
Khởi động nhằm kích động cơ thể trước khi hoạt động

Khởi động chuyên môn nhằm làm cho cơ thể sẵn sàng thích ứng được với cường độ hoạt động chuyên môn và đặc điểm của các môn thể thao khác nhau , gổm các động tác có biên độ , cường độ , mang tính nhịp nhàng , nhịp điệu giống như các hoạt động trong tập luyện hoặc thi đấu .

Trọng động:

Trọng động là phần chính của buổi tập
Trọng động là phần chính của buổi tập.

Đây là phần chính của buổi tập , bằng cách thông qua các bài tập , phần này sẽ bao gồm các nội dung cần được huấn luyện , đó là:

– Kỹ thuật động tác

– Chiến thuật

– Thể lực ( khối lượng , cường độ )

– Tâm lý thể thao

Hồi phục , hồi tỉnh:

Hồi phục sau luyện tập là điều quan trọng để giữ gìn cơ thể sau thời gian tập luyện
Hồi phục sau luyện tập là điều quan trọng để giữ gìn cơ thể sau thời gian tập luyện

Khi tham gia tập luyện hoặc thi đấu , cơ thể sẽ đi dần vào mệt mỏi do trong quá trình vận động cơ thể bị tiêu hao năng lượng, để cơ thể có thể trở lại trạng thái bình thường , ngay sau buổi tập , người tập phải tiến hành những bài tập thả lỏng để hồi phục như: chạy chậm, đi bộ kết hợp với hít thở sâu , thực hiện các bài tập căng cơ… Thời gian thả lỏng hồi phục phải tỷ lệ tương ứng với ( tính chất của buổi tập ) thời gian – khối lượng – cường độ khi tập luyện. Người tập cần phải thả lỏng tích cực, có nghĩa là cần phải kết hợp với tắm rủa, nghỉ ngơi (giải trí …) , dinh dưỡng tốt…

Khi cơ thể bắt đầu hoạt động chính thức (vào khoảng 5′- 6′) người tập có thể cảm thấy tức ngực, khó thở, động tác chậm lại, cảm thấy chân nặng nề, giảm sút hưng phấn nên dễ bị dao động về mặt tâm lý muốn bỏ cuộc. Nguyên nhân là do chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng ( tim, phổi , gan…) chưa đáp ứng được với cường độ hoạt động của cơ bắp, do vậy việc cung cấp oxy không đầy đủ và tích luỹ acid lactic trong máu nhiều , đưa đến sự rối loạn hoạt động của hệ hô hấp cà hệ tuần hoàn ( nhịp thở , nhịp tim , dòng chảy của máu ..

Đối với VĐV có kinh nghiệm thường họ kiên trì hoạt động kết hợp hít thở sâu , thả lỏng vai và chân sẽ vượt qua được giai đoạn cực điểm ( chỉ sau một thời gian ngắn ) VĐV đó sẽ trở lại trạng thái bình thường, đó gọi là trạng thái “hô hấp lần hai ” .Trạng thái cực điểm và hô hấp lần hai phụ thuộc vào trình độ huấn luyện. Trình độ huần luyện càng cao thì trạng thái cực điểm không xuất hiện, bởi vì khả năng điều tiết ( nhanh ) giữa chức năng các cơ quan nội tạng và cơ quan vận động là tối ưu.

Mộng Ly