Những đòn đánh ngã điêu luyện trong Silat

Đánh ngã là kỹ năng thực tế và cần thiết trong võ thuật, xuất hiện trong hầu hết các môn võ. Silat cũng không phải ngoại lệ.

Kiến thức tự vệ – đứng dậy sau khi bị đánh ngã

Kiến thức tự vệ – làm gì khi bị đánh ngã?

Trong bản năng chiến đấu của con người, chúng ta dễ dàng nhìn thấy các hành vi cố tìm cách đánh ngã, vật ngã đối thủ, bất kể dù đã tập luyện võ thuật hay chưa. Thậm chí, trong các loài sinh vật cũng có hành vi tì đè, kéo ngã địch thủ. Rõ ràng rằng ngay từ trong tiềm thức, việc đánh ngã được đối thủ là một lợi thế cực kì lớn. Khi bị đánh ngã, chúng ta bị hạn chế đi rất nhiều khả năng và cơ hội chiến đấu – không thể di chuyển, khó xoay trở, khó tạo ra lực cho các đòn đấm, đá…

Điều này cũng được thể hiện trong một sự thật: hầu hết các môn võ truyền thống đều xuất hiện các kỹ năng mang tính chất đánh ngã đối thủ. Từ những môn võ cổ đại châu Âu như Pankration, cho đến phương Đông nhưng Karate, Thiếu Lâm, và đại diện mà chúng ta sẽ nhắc đến hôm nay – Silat – đều nghiên cứu và truyền dạy các kỹ thuật đánh ngã đặc trưng, hoặc có đôi nét giống nhau. Thậm chí, còn có các môn võ được hình thành với nội dung chủ yếu tập trung vào các kỹ năng vật, đánh ngã như vật cổ truyền châu Âu, Jiujitsu, vật Mông Cổ….

Các kỹ thuật đánh ngã có thể chia làm các nhóm như: Vật ngã (Takedown), quăng quật (Throw) hay quét ngã (Sweep)

Là môn võ lâu đời phát triển ở nhiều dân tộc Java, Silat – bộ môn được coi là “tài sản chung” của nhiều đất nước như Indonesia, Philippin, Malaysia, được phát triển với hàng trăm hệ phái ngày nay (chẳng hạn như đại diện nổi tiếng nhất: Pencak Silat) sẽ có kỹ thuật đánh ngã như thế nào? Silat sử dụng các đòn đánh ngã để mở đầu cho những đòn thế ra sao?

Video clip sau đây chính là câu trả lời.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”76408″]

Phạm Vũ