Xem cách các võ tăng Thiếu Lâm luyện “Nhất dương chỉ”

Một trong những màn biểu diễn võ thuật thường thấy đến từ các võ sư Thiếu Lâm đó chính là công phá bằng đôi bàn tay sắt. Đặc biệt là  tuyệt kỹ “nhất dương chỉ” với nhiều cách luyện công rất “bá đạo”.

Xem video:

Việc một người đàn ông nhỏ tuổi, có ngoại hình khiêm tốn nhưng dễ dàng thực hiện các màn biểu diễn như khoan vào đầu, hoặc dùng đầu, tay công phá gạch hoặc kim loại đã không còn hiếm thấy. Đó chính là sức mạnh đến từ các võ sư Thiếu Lâm.

Thực tế, đôi bàn tay sắt không phải là phong cách võ thuật mà là phương pháp điều chỉnh để bàn tay trở nên mạnh mẽ như “sắt”. Thông qua đào tạo chịu đựng và kỹ thuật điều phối nhất quán, các võ sinh có thể mang đến những cú đánh mạnh mẽ mà không có nhiều thiệt hại cho bàn tay của họ.

Việc luyện đôi bàn tay sắt cần phải có sự kiên nhẫn, siêng năng và bền bỉ theo năm tháng. Nó không cố định ở một điều kiện cụ thể nào đối với từng người.

Tập luyện để có được sức mạnh của đôi bàn tay sắt đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó có thiền định và sức chịu đựng để vượt qua nỗi đau. Kỹ thuật thiền định dùng để kiểm soát sự căng thẳng trong cơ thể.

Một trong những việc quan trọng nhất để luyện đôi bàn tay sắt là biết cách chăm sóc bàn tay sau quá trình tập luyện. Tại Trung Quốc, các võ sinh Thiếu Lâm thường sử dụng một chất bôi trơn có khả năng chữa lành vết thương nhanh chóng và ngăn chặn sự trì trệ của máu trong cơ thể. Ngoài ra, các võ sinh thường ngâm bàn tay trong nước ấm để mát xa sau mỗi lần tập luyện.

Điều quan trọng nữa khi tập luyện bàn tay sắt là yếu tố thở kết hợp với tư thế thích hợp. Các võ sinh sẽ học cách truyền năng lượng một cách hiệu quả qua cơ thể. Khi thực hiện đúng cách, võ sinh sẽ học cách sử dụng sức mạnh của cơ thể, chứ không phải là cánh tay.

Võ Đạt