Cung thuật Thổ Nhĩ Kỳ – “bí kíp” đưa Ottoman làm bá chủ châu Âu trung đại

Nhắc đến những quân đội mạnh nhất châu Âu trung đại, ít ai nghĩ đến dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Nhắc đến cung thuật, chúng ta lại thường nghĩ đến Trung Hoa hay Mông Cổ. Thế nhưng, sự thật rằng cung thuật Thổ Nhĩ Kỳ lại chính là vũ khí lợi hại “vô đối” trong lịch sử trung đại của nhân loại.

Người Mông Cổ và tinh hoa cung thuật

Kalman Csoka – bậc thầy kiếm thuật “Zoro” ngoài đời thật

Khoảng cách là vấn đề sống còn trên chiến trường – điều này đã được chứng minh khi thời đại của súng đạn bắt đầu, xóa sổ hoàn toàn cách thức chiến đấu bằng “vũ khí lạnh” thời trung đại. Ngay từ khi châu Âu vẫn đang trong thời loạn lạc chiến tranh trung đại, sự áp đảo của vũ khí tầm xa cũng đã được chứng minh, đặc biệt là với sự xuất hiện của cung thuật Thổ Nhĩ Kỳ

Cung Thổ Nhĩ Kỳ
Cung Thổ Nhĩ Kỳ

Theo truyền thống của người Thổ Nhĩ Kỳ, các vị vua cần phải học được một nghề nào đó, và hầu hết những người kế vị ngai vàng đã chọn nghề chế tác cung – bất chấp đây là một ngành nghề rất phức tạp và đòi hỏi thời gian tập luyện lâu dài. Điều đó cũng cho thấy tầm quan trọng của cung thuật trong tiềm thức dân tộc Thể Nhĩ Kỳ.

Với những kỹ thuật đầu tiên được giữ gìn và cải tiến từ 2000 năm trước Công nguyên, sự phát triển của cung thuật Thổ Nhĩ Kỹ đã bước nhảy thần kỳ trong triệu đại đế chế Ottoman (thế kỉ XIII), trở thành nỗi khiếp sợ của các dân tộc lân cận mỗi khi xảy ra chiến sự.

Với chiều dài xấp xỉ 110cm, cung Thổ Nhĩ Kỳ có hình dáng không mấy “hoành tráng” so với các vũ khí khác, nhưng lại trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến cho người Thổ có thể duy trì triều đại hoàng kim đánh đông dẹp bắc của mình suốt 7 thế kỉ, càn quét nhiều mảnh đất trên cả 3 châu lụ Á – Âu – Phi.

fatih genel 3
Bức họa cổ mô phỏng thuật cưỡi người bắn cung của người Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo ghi chép của các tài liệu cổ, các bí quyết chế tạo cung của người Thổ được xếp hàng “bí mật gia truyền”, giúp cho người Thổ có thể giữ vững “độc quyền” cung thuật lợi hại trong nhiều thế kỷ chiến tranh liên miên.

Khác với các dân tộc Á Đông như Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật Bản…, người Thổ xây dựng hệ thống kỹ thuật sử dụng cung tên điêu luyện, có thể liên tục điều chỉnh các góc bắn hết sức bất thường – điều mà cung thuật nhiều dân tộc khác không làm được. Ngoài ra, với tính chất chiến đấu ở địa hình hiểm trở, cung thuật Thổ Nhĩ Kỳ còn có các kỹ thuật đặc biệt để bắn tên trong những trường hợp khó như bắn tên từ thấp lên cao (và ngược lại), trong khi cung thuật các dân tộc quen sống ở đồng bằng không thể làm được.

AdamK
Cung Thổ Nhĩ Kỳ – nhỏ bé nhưng đầy uy lực.

Sự hợp tuyệt vời giữa kỹ thuật điêu luyện và kỹ năng chế tác cung tên được đúc kết qua hàng ngàn năm đã đưa cung thuật Thổ Nhĩ Kỳ lên vị trí đứng đầu thế giới trung đại. Chỉ xét riêng về tầm bắn – yếu tố “sống còn” của các cung thủ, người Thổ đã làm nên kì tích:

  • Cung thuật Thổ Nhĩ Kỳ: khoảng 450m (bắn trên lưng ngựa), nhiều cung thủ giỏi có thể xác lập tầm bắn đến 500m.
  • Cung thuật Mông Cổ: 180-270m
  • Cung thuật La Mã và Nhật Bản: dưới 200m
  • Cung thuật của người Viking: 250m
  • Cung thuật Anh: 250 – 350m, và đây cũng là con số đứng thứ nhì thế giới trung đại.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”102850″]

Y.N