Cuộc đời Lý Tiểu Long qua hình ảnh (kỳ 5)

Kỳ 5: Bí ẩn bộ phim cuối đời

1

Năm 1972 Lý Tiểu Long có kế hoạch quay bộ phim The Silent Flute do hãng 20th Century Fox của mỹ đầu tư, các cảnh quay chuẩn bị được quay ở Ấn Độ, Lý Tiểu Long dẫn đầu một đoàn làm phim đến Nê-pan chọn cảnh, nhưng không có cảnh nào vừa ý nhưng ở đó có một ngôi đền cực kỳ tráng lệ, đồ sộ làm Lý Tiểu Long có cảm hứng và quyết định quay phim Trò chơi tử thần. Mỗi tầng ngôi đền được thiết kế như một sàn đấu, mỗi tầng đều có một cao thủ trấn giữ, vai chính phải phá bỏ hết tất cả các chướng ngại vật qua các tầng mới có thể bước lên đỉnh cao nhất. Ý tưởng này sau đó được áp dụng trong rất nhiều phim công phu và trò chơi giải trí.

2

Lý rất tâm huyết với bộ phim mới này và nhờ vào địa vị trong giới võ thuật thế giới, ông đã mời được danh sư võ thuật Danny Inosanto người Philippines, cao thủ lừng danh aikido từ Hàn Quốc Han Jae Ji, ngôi sao bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA với chiều cao khủng 2,23m Kareem Abdul-Jabbar đến giúp ông,  Colleen Camp đóng vai nữ chính. Họ phải chuẩn bị nhiều ống kính lớn. Cảnh Lý Tiểu Long cùng Danny Inosanto múa nhị côn là cảnh võ thuật đặc sắc nhất trong phim, hai người dùng vũ khí giống nhau nhưng cách đánh thì khác nhau, cảnh này nhanh đến nỗi người xem không thể nhìn rõ được.

3

Đáng tiếc thay bộ phim này không thể hoàn thành, không một ai biết Lý Tiểu Long định cái kết cho phim Trò chơi tử thần này là như thế nào. Hiển nhiên có thể thấy trong các bộ phim trước Lý Tiểu Long luôn biểu hiện các hình thức khác nhau, luôn mong muốn phim của mình làm ra đạt thứ hạng cao hơn nữa. Ngoài hàng loạt cảnh đánh nhau, Lý Tiểu Long đã chuẩn bị một số hình ảnh mới, dường như có hướng đem võ thuật truyền thống Trung Quốc vào trong tác phẩm của mình.

4

Trong quá trình chuẩn bị cho phim Trò chơi tử thần, Warner Brothers Studio đã quyết đinh hợp tác cùng phim của Lý Tiểu Long, và cùng công ty Gia Hòa sản xuất phim Long tranh hổ đấu. Tháng 2 năm 1973 Lý Tiểu Long quyết định dừng lại Trò chơi tử thần và tiếp tục làm phim Long tranh hổ đấu. Không chỉ muốn hoàn thành trong năm mà ông còn muốn vượt mặt vai chính của dòng phim Hollywood. Bộ phim này Lý Tiểu Long đã dốc hết tâm huyết, hợp tác chặt chẽ với đạo diễn, khiến những pha võ thuật càng thêm đặc sắc, trở thành tác phẩm đỉnh cao trong phim võ thuật của Lý Tiểu Long.

5

Trong Long tranh hổ đấu có những cảnh quay hỗn chiến cả trăm người cực kỳ công phu, Lý Tiểu Long lại quay thật cảnh đánh nhau, có một cuộc đối đầu dưới tầng hầm, ông đã xuất thần nhập hóa dùng ba loại côn mạnh mẽ nhất là Tề Mi côn của phái Thiếu Lâm, đoản côn của Philippines và song tiệt côn. Đây là bộ phim có nhiều cảnh đánh nhau nhất, dùng nhiều võ cụ nhất. Mặc dù một số người xem Trung Quốc cho rằng trong bộ phim này có nhiều cảnh chẳng ra gì nhưng nó vẫn không ảnh hưởng đến kỷ lục doanh thu, đặc biệt là tại các nước phương Tây. Đến này doanh thu bán vé đã hơn 100 triệu đô la Mỹ, trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất của Lý Tiểu Long.

6

Mặc dù trong phim Lý Tiểu Long luôn lấy cảnh đánh nhau là chủ đạo nhưng bên cạnh đó ông còn lồng vào đó sự từ bi và tinh thần chiến đấu bất khuất của con người. Phim của ông từ đầu đến cuối luôn rất đơn giản và bình dân, nhân vật thường chịu đựng khắc khổ, không gây hấn vô cớ, chỉ khi nào bị sỉ nhục, không thể nhẫn nhịn mới bùng nổ mà động thủ.

7

Trong phim và ngoài đời Lý Tiểu Long cũng tương tự nhau, cởi mở nhiệt tình, căng tràn sức sống, đôi lúc tính cách lại như tên tiểu tử. Ông luôn làm việc với hơn 100% sức lực và tinh thần, tỉ mỉ từng li từng tí, bất luận là cái nhỏ nhặt nhất cũng phải làm cho tốt nhất, lúc nghỉ ngơi thường hay cùng người khác tán gẫu, còn vui vẻ đùa giỡn, rất hiền lành, rất hài hước, không hề tự cao tự đại, ông nói tiếng Hoa rất  nhanh nhưng không bị đứt quãng, ông thường nói: “Này anh chưa đánh nhau bao giờ sao? Đánh đi! Phải đánh mới tiến bộ được” Ông còn nói tiếng Anh theo phong cách Mỹ rất giỏi.

8

Lý Tiểu Long chỉ xem đóng phim là nghề tay trái, võ thuật mới là nghề chính của mình, dù bận đóng phim nhưng ông chưa bao giờ bỏ bê luyện tập. Ông rất coi trọng việc rèn luyện thể lực, ông cho rằng phần lớn người học võ đều chú trọng chiêu thức mà quên đi việc rèn thể lực, chỉ có chiêu thức mà không có thể lực thì cũng không thắng nổi khi đối đầu với kẻ khác. Đối với việc luyện tập của bản thân Lý Tiểu Long luôn cẩn thận, chú tâm thậm chí là khắc nghiệt với chính mình. Ông thường nói với đồ đệ rằng: “Không ai luyện tập khắc khổ bằng bản thân”.

9

Trong phim Lý Tiểu Long chủ yếu là nam diễn viên xuất hiện. Nữ diễn viên rất ít lại chẳng có nhiều cảnh quay ý nghĩa, đối với mạch phim cũng không có tác dụng là bao. Phim toàn dùng nấm đấm để nói chuyện nên các nhân vật thường có tính cách phóng khoáng, còn nữ nhân vật thì nhút nhát, kể cả nữ chính, chứ nói gì đến khái niệm “đả nữ”.

10

Trong cuộc sống hằng ngày, ông đối với gia đình rất tốt, rất thân thiết với vợ con, nhưng cũng có một số vụ tai tiếng ngoại tình, ví dụ như trường hợp Miêu Khả Tú. Cả hai quen nhau từ nhỏ, hợp tác với nhau rất nhiều trong Đường Sơn đại huynh rồi đến Tinh võ môn, Mãnh long quá giang.

Trong phim của Lý Tiểu Long, Miêu Khả Tú xuất hiện với chân dung của những người con giá nhu mì, chất phác.

11

Nữ diễn viên Đài Loan Đinh Bội xuất hiện trên màn bạc là hình ảnh của loại phụ nữ phong trần, nhưng trong cuộc sống thì đích thực là  một tiểu thư khuê các, xuất thân từ danh môn, quê ở Đông Bắc. Cậu của bà là Trương Học Lương, ông ngoại là cảnh sát trưởng thời quân phiệt, bên nội ba đời làm bác sĩ.

12

13

Ngày 20 tháng 7 năm 1973 tại nhà của Đinh Bội đã xảy ra một sự việc kinh động thế giới: “Đang thời hoàng kim, Lý Tiểu Long đột ngột qua đời.”

14

Còn tiếp …

Như Nguyệt – Nhật Vũ