“Gia nô 3 họ” Lữ Bố: Chiến thần dũng mãnh bậc nhất thời Tam Quốc

Lữ Bố cùng với Phương Thiên Họa Kích và ngựa Xích Thố được xem là vị tướng dũng mãnh bậc nhất trong thời Tam Quốc. Tài nghệ của ông được người đời thổi phồng qua điển tích một mình chiến đấu với ba anh em Lưu Quan Trương.

Những bài học kinh điển về đạo làm người của Gia Cát Lượng
Điểm danh 5 trận thủy chiến kinh điển trong lịch sử Việt Nam

CHIẾN THẦN DŨNG MÃNH NHẤT THỜI TAM QUỐC

Lữ Bố (158-199), còn gọi là “Lã Bố”, tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ngay từ nhỏ, Lã Bố đã thể hiện là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ, rất hiếu thắng, luôn giành chiến thắng trong những “trận đấu” với bạn bè đồng trang lứa.

Hình tượng của Lữ Bố cũng được đóng khung trong nhận thức của những người hâm mộ Tam Quốc: “Chiến Thần” Lữ Bố đầu đội Tam Xoa Thúc Phát Tử Kim Quán, khoác Tây Xuyên Hồng Miên Bách Hoa Bào, thân mặc Thú Diện Thôn Đầu Liên Hoàn Khải, lưng thắt Lặc Giáp Lung Sư Man Đới, tay cầm Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố”.

Lữ Bố
Pần lớn độc giả xem Lữ Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam Quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu. Lữ Bố đã từng một mình đánh đồng cân với cả 3 anh em Lưu Bị – Trương Phi – Quan Vũ. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu thì đây là điển tích không có thật mà chỉ được La Quán Trung thổi phồng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19, Lữ Bố ra trận đầu búi tóc, đội kim quan, ngoài phủ giáp đường nghê, thắt bảo đới, mình mặc chiến bào đỏ thêu trăm hoa, ngoài khoác áo giáp thú diện liên hoàn, lưng đeo một bộ cung tên bạc, tay cầm phương thiên hoạ kích, cưỡi ngựa Xích Thố, dũng mãnh vô cùng. Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất tuấn tú.

Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh hai cực phẩm nhân gian này.

VỊ TƯỚNG HỮU DŨNG VÔ MƯU

Võ nghệ của Lữu Bố là điều không cần phải bàn cãi nhiều. Tuy nhiên, ông lại không được đánh giá cao ở khả năng mưu sự. Khuyết điểm lớn của Lữ Bố đó chính là tự cao tự đại, luôn làm theo ý mình và rất xem thường người khác.

Tính cách này khiến quan hệ giữa Lữ Bố và đồng liêu trở nên vô cùng tồi tệ. Về điểm này, có quan điểm cho rằng, một phần nguyên nhân Bố ra tay giết Đổng Trác có thể xuất phát từ mâu thuẫn bè phái, giữa phe “người Bình Châu” của Bố và “người Lương Châu” của Trác.

Nghiêm trọng hơn là, Lữ Bố thực tế đã không hề nhận ra vấn đề của bản thân.Khi chạy về với Viên Thiệu, cũng vì Lữ Bố tin rằng bản thân “có công với Viên gia”, cho nên xem thường ra mặt đám thuộc hạ của Thiệu. Kết quả Lữ Bố “không còn chỗ dung thân” trong quân Viên Thiệu.

Ông từng than thở với Lưu Bị – “Lữ Bố thấy Quan Đông khởi binh, nên giết Đổng Trác để về theo. Nhưng chư tướng Quan Đông không yên lòng, mà muốn diệt Lữ Bố”.

Lữ Bố

Trong trận tập kích Từ Châu, tuy Lữ Bố thể hiện được tài lĩnh binh, song lại khiến Lưu Bị rơi vào thế nguy hiểm. Trong mắt Lữ Bố chỉ nhớ ân nghĩa mà người khác nợ ông, chứ không biết những mẫu thuẫn lớn mà mình đã để lại.

Các nhà sử học Trung Quốc đánh giá, sự tồn tại cũng như diệt vong của những cá nhân như Lữ Bố là tất yếu trong giai đoạn lịch sử hỗn loạn. Lữ Bố rõ ràng xứng đáng với danh xưng “chiến thần”, các điển tích cũng như văn học đều ghi lại hình ảnh hào hùng, oai phong lẫm liệt của ông.

Tài năng của Lữ Bố đúng là kiệt xuất, song thời thế cũng định sẵn “Chiến Thần” không bao giờ trở thành vai chính thời chiến loạn, kết cục chỉ có thể rời khỏi vũ đài lịch sử.

https://youtu.be/GGVLBMKuvnM

V.Đ