Giải mã tuyệt kỹ võ công của Chân Tử Đan

Sinh ra và lớn lên ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc, ngôi sao võ thuật Chân Tử Đan là con của nữ danh sư Thái cực quyền Mạch Bảo Thiền và ông Chân Vân Long một nhà biên tập báo.

Ở kỳ trước, chúng ta đã biết “cú đấm huyền thoại” có uy lực khủng khiếp và cách sử dụng tài tình của Lý Tiểu Long. Tiếp theo sau đây, hãy cùng chúng tôi giải mã đòn đá nhanh “như tên bắn” của Chân Tử Đan.

Chân dung cuộc đời

Năm hơn 1 tuổi, anh theo ba tới Hồng Kông, trong khi mẹ ở lại Quảng Đông vì lý do thủ tục. Đến năm 9 tuổi mẹ anh mới sang được Hồng Kông, gia đình lại chuyển sang Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, nơi mẹ anh sẽ mở viện nghiên cứu võ thuật Trung Hoa.Donnie+Yen+Celebs+Dior+Cruise+Collection+Part+ph8m4myMhk7l

Đây cũng là lúc anh được rèn luyện khả năng vỏ thuật thực sự. Ngay từ thuở nhỏ, Chân Tử Đan đã thích nghiên cứu võ thuật và anh là đệ tử của nhiều môn phái như wushu, thái cực đạo, Vịnh xuân quyền… Thần tượng của anh lúc này là Lý Tiểu Long, anh hâm mộ đến mức bắt chước cột một dải lụa ở ống chân để giắt cây côn nhị khúc. Mải mê võ thuật, việc học lơ là chểnh mảng, anh bỏ học tham gia băng đảng xã hội chuyên đánh lộn. Băng đảng này đã từng gây ra án mạng.

Sự việc tiến triển theo chiều hướng xấu, cha mẹ đưa anh quay lại Quảng Đông, nơi giúp anh thăng hoa với môn võ Wushu. Sư phụ của Chân Tử Đan là một võ sư thuộc Lý gia. Ông dạy anh cách làm người, bỏ hình ảnh của thanh niên híp-pi, lập dị… Trong thời gian này, anh còn học thêm võ với sự phụ Ngô Bân, người từng dạy võ cho Lý Liên Kiệt.

Năm 1983, khi sắp trở về Mĩ, Chân Tử Đan làm một chuyến du lịch ở Hồng Kông. Lúc này đạo diễn Viên Hoà Bình đang quay phim Tiếu Thái Cực, Đạo diễn đang loay hoay đau đầu với giải pháp võ thuật của phim thì gặp Tử Đan, ông mời anh thử đóng bộ phim Thiên sư chàng tà của ông, trong vai trò một người đóng thế.

Với phong thái diễn xuất thể hiện tinh hoa sáng tạo võ thuật, phong cách võ thuật của anh được xếp vào nhóm riêng đặc biệt. Võ thuật của anh là sự dung hoà giữa các thế võ hiện đại và truyền thống, giữa việc sử dụng binh khí truyền thống, với sử dụng các đòn quyền cước hiện đại.

Jung Sang Kyo, một ký giả của tờ tạp chí võ thuật Mookas có lời nhận xét: “Lý Tiểu Long thuộc nhóm diễn viên chuyên dùng các thế võ hiện đại, Lý Liên Kiệt thuộc nhóm chuyên dùng võ thuật truyền thống Trung Hoa. Còn Chân Tử Đan thì thuộc nhóm chỉ của riêng anh.”

Với kỹ thuật điêu luyện, các phim võ thuật do anh thủ vai đều rất thành công. Vì có một phong cách đánh võ độc đáo và đẹp mắt, Chân Tử Đan thường được mời vào các phim ở tư cách khách mời nhằm câu khách, như trong Thánh bài II, Love on the Rocks, Thiên cơ biến II…

Nhiệm vụ của anh hầu hết là các vai loạn đả trong phim.

Phân tích võ công Chân tử ĐanIp-Man-3D-Donnie-Yen

Qua những bộ phim trên màn ảnh của Chân Tử Đan, các nhà phân tích cho rằng anh có thể sử dụng được cả hai dòng võ thuật. Võ thuật chính thống: sự điêu luyện của của võ Trung hoa cổ và sử dụng binh khí thành thục. Võ thuật Tân tiến:  sử dụng các đòn chân, tay thông thường như Thái Cực Đạo Hàn Quốc, Muay Thái, Quyền Anh,…

Ngón võ nổi tiếng nhất của Chân Tử Đan là đòn chân, các thế đá chẻ, đá móc, lái xốc đặc trưng của Taekwondo. Cú đá nhanh nhất của anh có thể đạt vân tốc trên 205km/h với lực sát thương rất lớn.

Khi vào thế được chuẩn bị trước, những cú đá “như tên bắn” này hoàn toàn có thể hạ gục đối thủ khi họ còn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Người xem có thể tận mắt chứng kiến các thế đá trong những bộ phim gần đây như Sát phá lang, Long Hổ Môn… Nhiều người cũng cho rằng, võ công của anh có phần hiện thân của huyền thoại võ thuật Diệp Vấn.

Sử dụng đòn đá và tăng gia tốc là như thế nào?

Gia tốc là vận tốc thay đổi theo thời gian, không phải là vận tốc (velocity). Gia tốc là yếu tố chính tạo nên sức mạnh của cú đấm hoặc đá cho người học võ. Để cho dễ hiểu ta dùng hình ảnh viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng trong trường hợp này ta thấy: Viên đạn vừa ra khỏi nòng súng chưa có lực công phá mạnh nhất vì chúng chưa đạt được gia tốc cao nhất. Ở chiều ngược lại, viên đạn đi hết tầm đạn sẽ không còn sức công phá vì gia tốc đã giảm nhiều. Do đo cú đá cần khoảng cách phù hợp để khi chạm mục tiêu sẽ đạt lực tốt nhất và khoảng cách ngắn nhất thuận tiện cho việc đòn.

Làm sao để biết khi nào cú đấm của ta đạt gia tốc cao nhất? đó chính là sự chuẩn xác chỉ có được trong sự luyện tập chăm chỉ cho mỗi cá nhân. Có thể thấy rằng, tốc độ là yếu tố quan trọng hình thành sức mạnh và sự nguy hiểm cho mỗi cú đá.

Cách tập luyện đòn đá nhanh bảo vệ bản thân

Với người không biết võ, khi họ tung ra một cú đá, trọng lượng ở đây chính là trọng lượng của khi giơ chân lên đá. Còn người tập võ, khác nhau ở chỗ nào? Đó chính là họ biết cách vận dụng toàn bộ trọng lượng cơ thể được dồn vào trong cú đá qua các kỹ thuật như: “Chuyển tấn, vặn hông, lắc vai khi ra quyền, lướt tới, bước tới…”

1

Tập luyện2

Đặt trước mặt 1 trái banh tennis (hoặc cái gì nặng hơn). Sau đó đung đưa trái banh đó và cố gắng đá trúng vào nó (đứng tấn Neko hoặc Miêu tấn).

Việc có hỗ trợ đung đưa trái banh là rất tốt vì mục tiêu sẽ di chuyển nhanh và bất ngờ.

1. Với đòn đá ngang và đá thẳng về phía trước: đung đưa từ trái sang phải, phải – trái.

2. Với đòn đá vòng cầu: đung đưa từ gần ra xa.

Để luyện chân có độ mạnh mẽ thì chúng ta nên tập những động tác như: Chạy, nhảy dây, nhảy cóc, kết hợp với sự phối hợp hông, tay và chuyển lực từ đan điền ra điểm phát đòn ở chân (cạnh bàn chân, ức bàn chân, lưng bàn chân,… tùy từng đòn đá).

Tập luyện đá bao cát để đo lường sức mạnh của chân. Sau khi tập một chỗ đã nhuần nhuyễn thì chúng ta tiếp đến tập vừa di chuyển vừa đá. Cái này rất quan trọng và mới thực sự áp dụng khi chiến đấu! khi vừa di chuyển vừa đá thì đòn đá sẽ không còn 100% sức mạnh và thân mình không vững.

Vì vậy tập càng nhiều càng tốt cho đến khi nhuần nhuyễn và phát huy được sức mạnh tối đa khi vừa đá vừa di chuyển. Tuy nhiên, luyện tập cần có khoa học không cố quá sức tranh chấn thương.

>>> Clip những pha hành động võ thuật tuyệt đỉnh của Chân Tử Đan:

Theo Trí Thức Trẻ