Bí mật đằng sau những tấm HCV Olympic của Trung Quốc

Để trở thành cường quốc Olympic như hôm nay, Trung Quốc đã phải áp dụng các biện pháp mà nhìn vào, đôi khi người ta phải rùng mình, run rẩy.

Kình ngư Trung Quốc dùng “mưu hèn kế bẩn” nhưng vẫn nếm trái đắng
VĐV Judo gục khóc bên thùng rác khi mất huy chương ở Rio

Thể thao Trung Quốc đang là một thế lực khủng khiếp hiện nay. Kể từ khi quay lại Olympic từ năm 1980 họ đang từng ngày từng ngày tiến dần đến các vị trí cao nhất ở đại hội thể thao mùa Hè. Có được thành tích đó, người ta phải kể đến các huấn luyện viên và vận động viên – những người phải trải qua những đau đớn thì mới có hy vọng chạm đến vinh quang.

tq1
Nước mắt trong quá trình luyện tập là điều thường xuyên xảy ra tại lò luyện huy chương này.

“Trẻ em như búp trên cành”, có lẽ lí thuyết đó không đúng với những người làm đào tạo VĐV trong các “lò” luyện huy chương ở đây. Bước chân vào đó, một khung cảnh tàn bạo, khốc liệt hiện ra. Những đứa trẻ mắt ngấn lệ, người đầy vết thương đang oằn mình hoàn thành các bài tập là điều trông thấy nhiều nhất.

tq2
Ưu tiên hàng đầu ở đây là tập luyện để trở thành nhà vô địch Olympics.

Không chỉ nước mắt, đôi khi là cả máu đổ xuống thảm tập. Ở đây, trẻ em đúng nghĩa không biết tuổi thơ là gì. Họ chỉ biết ăn, ngủ và lên sàn tập với một niềm ước vọng một ngày nào đó sẽ giành được HCV Olympic cho nước nhà. Những bài tập dành cho các em cực kì khốc liệt, đôi khi, phải dùng từ dã man để hình dung bởi cường độ “mạnh tay” của nó. Chắc hẳn, không ít người lớn cũng phải tái mặt khi chứng kiến một ngày dài ở đây.

tq5
Hầu hết những đứa trẻ ở đây đều xuất thân từ những gia đình nông dân hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

Hầu hết những đứa trẻ ở đây đều xuất thân từ những gia đình nông dân hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Nếu giành huy chương trong tương lai, các em sẽ giúp gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo. Hoặc chí ít, những đứa trẻ này cũng đang có một sống một cuộc sống no đủ.

Ở các có nền thể thao phát triển, mục đích “không thành tài thì cũng thành nhân” được áp dụng rất rõ nhưng chất lượng giáo dục ở đây không thực sự tốt. Nhiều lò luyện huy chương đang bị chính người dân quay lưng bởi các hệ quả mà nó mang lại. Có được tấm huy chương cuộc đời, để rồi VĐV lại phải chật vật kiếm kế sinh nhai bởi ngoài tập luyện đỉnh cao, họ chẳng thể hòa nhập được với xã hội khi rời xa sàn đấu.

Video: Tình huống dẫn đến chấn thương kinh hoàng tại Olympic 2016

https://www.youtube.com/watch?v=iIRPE2c0xhI

C.T