Liên Quang Cai: Đứa con của Hắc Long Thần

Tuyền thuyết lịch sử Việt Nam không hiếm câu chuyện các vị thiên tướng xuống thế giúp người dân. Đại Nguyên Soái Liên Quang Cai cũng là một nhân vật được trời ban do đất Việt, nhằm giữ yên bờ cõi bảo vệ người dân khỏi phương Bắc xâm lược.

Dòng hắc hổ và bí mật công phu cẩm y vệ triều Nguyễn

Từ kẻ luyện chó thành công thần thời nhà Lê

Cha là Vương Liên Quang và mẹ Đào Thị Hồng, vốn là dòng dõi gia thế có nhiều gia nhân, điền sản, nhưng khi ông bà ngoài 40 vẫn chưa có con. Thế rồi, ông bà đem của cải chia cho người nghèo, hàng ngày dâng lễ vật vào miếu thần linh. Chẳng bao lâu sau, vào một đêm Liên Quang nằm ngủ thì bỗng mơ một con rồng đen bay đến trước nhà. Một vị Thiên tướng bước xuống mình Rồng, tay trái cầm cung, tay phải cầm kiếm, dắt theo một tiểu đồng mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đi đến trước mặt mà bảo rằng: “Thấy nhà ngươi ăn ở phúc đức, nên ta giao cho đứa trẻ này cùng với cung kiếm để sau này cứu đời giúp nước”.

Nói xong, ông cúi đầu bái tạ Thiên tướng vụt biến lên mây, cùng lúc có tiếng sấm vang lên ở khiến ông giật mình tỉnh giấc. Cũng từ đấy, bà Thị Hồng bắt đầu có mang.

40e9e2e83bd69e2dfeb529036a3310c2

Vào ngày 1 tháng hai năm Đinh Mùi, bà trở dạ sinh hạ một bé trai, mặt mũi khôi ngô tuấn tú như tiểu đồng trong mộng. Lớn lên thêm em bé càng có tướng mạo khác thường: mặt vuông, mắt sáng, tai to, hai tay dài quá gối, còn về sức khoẻ thì hơn hẳn các trẻ em cùng lứa tuổi. Hai ông bà vô cùng mừng rỡ cho rằng đã được Trời Phật báo phúc, bèn đặt tên cho con là Liên Quang Cai.

Khi Quang Cai lên 9 thì cho đi theo thầy, học cả văn lẫn võ. Chỉ sau vài năm, ông đã thông thạo  kinh sử, võ nghệ cao cường và trận pháp tinh thông. Sau này ông theo đạo quân Hai Bà Trưng, làm nội thị tập hợp lực lượng và đi các nơi vận động tuyên truyền.

haibatrung

Năm 42, Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú sai Mã Viện mang 5 vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Khi nghe tin giặc, Trưng Vương cử Quang Cai dẫn đại binh lên Lạng Sơn trấn giữ, còn hai Bà đem quân đi tiếp ứng phía sau. Dưới sự chỉ huy của ông và của Hai Bà Trưng, suốt hai năm không phân thắng bại

Về sau quân ta gặp khó khăn vì thiếu tài lực, Hai Bà phải rút đại binh về Cấm Khê. Quân ta tiếp tục bị bao vây trong nhiều tháng, lương thực cạn dần. Hai Bà bàn với các tướng sĩ dốc toàn lực lượng, đánh một trận quyết chiến. Đạo quân Quang Cai chỉ huy chỉ còn lại khoảng 500 người.

chinese_warrior_by_tanthalaz-d9er1q1

Trong trận quyết chiến, rất nhiều tướng lĩnh và binh lính phải hy sinh. Đến khi chỉ còn 28 người, Quang Cai ngửa mặt lên trời, thét vang lên một tiếng. Lập tức, mây đen kéo đến, sấm đánh chớp giật, một trận mưa đá trút xuống bất ngờ. Đội quân phá vòng vây, quân Hán bị bật ra hai bên. 28 quân sĩ chạy tản ra các hướng. Riêng Quang Cai vẫn một mình tả xung hữu đột, rồi phi ngựa vút qua đám quân Hán, chạy về hướng nam.

Sau mấy ngày phi ngựa, ông về tới xã Thượng Thanh, rồi vào nơi thờ cha mẹ, trên tay vẫn còn nắm chặt thanh kiếm. Dân làng hay tin, chạy đến băng bó các vết thương và thuốc thang chăm sóc. Đúng lúc ấy, ở giữa hồ Thanh đàm có một luồng ánh sáng chói loà từ giữa trời cao hạ xuống, rồi một Rồng đen lớn hiện ra, đến bên vọng cung, đưa ông bay thẳng lên trời.

image_gallery
Miếu Thượng Thanh

Sáng hôm sau, mọi người nhìn vào vọng cung rồi nhìn ra xung quanh, chỉ còn thấy mũ áo của Ngài để lại, ở một bên bờ hồ. Nhân dân xã Thượng Thanh thần cảm kích, bèn lập ngôi miếu để thờ Ngài, ngay nơi mũ áo để lại (tức là ở miếu Thượng Thanh bây giờ).

Quang Lữ