Người Việt đang dùng găng lạc hậu… hai thế kỷ

Có một sự thật rằng dòng găng mufflers mà nhiều môn sinh Võ cổ truyền, Kickboxing, Boxing phong trào… tại Việt Nam đang sử dụng là dòng găng đã được thiết kế từ năm… 1743.

Một số lời khuyên khi thi đấu Kumite

2 lời khuyên quan trọng cho người mới tập Jiu-Jitsu

(Có sự khác biệt lớn giữa dòng găng chuyên Boxing và găng đa dụng cho nhiều bộ môn. Thông tin và hình ảnh trong bài viết này mang tính tương đối)

Jack Broughton được xem như “cha đẻ” của Boxing hiện đại. Sau một thời gian dài thi đấu và trở thành huyền thoại của làng quyền Anh tay trần “bare-knuckle”, ông đề ra bộ luật tiêu chuẩn cho quyền Anh vào năm 1743, nhằm giúp bộ môn này phát triển một cách thể thao và công bằng hơn. Ông cũng đồng thời sáng chế ra găng mufflers – một loại găng bằng da nhồi bông hoặc vải vụn để giảm các chấn thương va chạm cho võ sĩ. Sự tồn tại của bộ “luật Broughton” cũng như găng mufflers được xem như một trong những cột mốc lớn nhất lịch sử Boxing – bộ môn đã có từ hơn 600 năm trước Công Nguyên.

Jack Broughton - cha đẻ của găng Boxing.
Jack Broughton – cha đẻ của găng Boxing.

Dòng găng mufflers tiếp tục được cải tiến kể từ khi ra đời cách đây hơn 250 năm nhưng vẫn giữ nguyên hình thức ban đầu: Được may ngoài bằng vật liệu bền và nhồi bông gòn, vải vụn hoặc vụn xốp.

Tranh vẽ trận đấu Boxing với găng mufflers vào thế kỷ 19.
Tranh vẽ trận đấu Boxing với găng mufflers vào thế kỷ 19.
Những cặp mufflers đầu tiên trong sự nghiệp Boxing của huyền thoại Manny Paccquiao.
Cặp mufflers đầu tiên trong sự nghiệp Boxing của huyền thoại Manny Paccquiao.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ chế tạo vật liệu, kinh nghiệm chế tạo và sử dụng găng, dòng găng mufflers đã sớm phải lui vào lịch sử và nhường chỗ cho một dòng găng mới được phát triển và sử dụng rộng rãi trong khoảng 20 năm đổ lại đây: dòng layers foam gloves.

Cách chế tạo găng mufflers bộc lộ một số nhược điểm rõ rệt nếu so sánh với dòng găng hiện đại. Trước hết việc các vật liệu giảm chấn được nhồi nhét tùy tiện vào găng khiến cho khả năng giảm chấn động (cũng đồng nghĩa với việc giảm sát thương) không cao. Các vết gấp da trên bề mặt găng dễ tạo thêm cấu trúc bám vào da mặt của người chịu đòn, dễ tạo tác động kéo – rách da. Dòng găng này tuy giảm được chấn động của cú đấm vào xương – khớp nhưng không giúp hạn chế việc nắm đấm bị bẻ – vặn theo nhiều hướng khi lực đấm quá mạnh hoặc đấm sai kỹ thuật. Đó là chưa kể việc vật liệu giảm chấn được nhồi tùy tiện có thể khiến bề mặt găng không còn được êm sau một thời gian dài sử dụng, mặt trước của nắm đấm (phần va chạm) không được nhồi đủ vật liệu đàn hồi.

Dòng găng mới được thiết kế không giống như găng mufflers. Kiểu găng hiện đại được thiết kế bằng một hoặc nhiều tấm (layers) vật liệu đàn hồi (foam) bên trong vỏ găng (vẫn được làm bằng da như mufflers hay các vật liệu nhân tạo mới với độ bền cao). Kiểu thiết kế này khiến cho toàn bộ chiếc găng trở thành một khối có định dạng thống nhất và bền chắc. Việc thay lớp bông gòn bằng các tấm foam đã được định hình tạo nên thay đổi rất lớn, nó không chỉ giúp lực tác động vào găng (chủ động tung cú đấm hay dùng găng chịu đòn đấm – đá) giảm đi, tản đều ra, giúp giảm thiểu tổn thương lên xương khớp mà còn khiến bàn tay như nằm gọn trong một bộ giáp thực sự, giảm các tình huống khiến nắm đấm bị bẻ vặn khi chịu tác động.

Trên thực tế cũng có một số dòng găng “lai” giữa găng layers foam và mufflers. Găng kiểu này thường chỉ có 1 layer foam trong cùng để định hình chiếc găng và nhồi bông phía ngoài. Tuy nhiên, nhiều hãng sản xuất vẫn ưu tiên hoàn toàn chế tạo găng layers foam.

maxresdefault
Thiết kế 5 lớp của một mẫu găng thuộc hãng Bad Boy. Hình minh họa cho thấy dòng găng layers foam thực sự tạo nên một tấm giáp cố định cho nắm đấm bảo vệ bàn tay khỏi những cú đấm sai kỹ thuật hoặc va chạm nặng khi dùng găng đỡ đòn.

Ngoài ra, dòng găng layers foam còn được tích hợp một số điểm mới trong thiết kế, tạo nên hiệu quả sử dụng hoặc thẩm mỹ đặc biệt.

form-gang
Hình dáng bên ngoài của một cặp găng dòng layers foam của hãng Venum. Ta có thể thấy dòng găng này trông gọn và có cấu trúc bền chắc hơn mufflers.
form-gang-1
Từ mọi góc nhìn, găng layers foam vẫn gọn và chắc chắn hơn rất nhiều. Từ góc nhìn này có thể thấy rõ mặt ngoài của găng là một tấm foam có hình dáng cố định.
Dòng găng mới có một chi tiết đặc biệt so với găng mufflers chất lượng kém, đó là một kết cấu nối phần ngón cái lại với ngón trỏ, giúp các võ sĩ không bị trật ngón khi cú đấm không "đáp cánh" đúng cách.
Dòng găng mới có một chi tiết đặc biệt so với găng mufflers chất lượng kém, đó là một kết cấu nối phần ngón cái lại với ngón trỏ, giúp các võ sĩ không bị trật ngón khi cú đấm không “đáp cánh” đúng cách.
Phần cổ tay của các dòng găng mới thường được làm dày, cứng để chống trật cổ tay, đồng thời tránh việc các bộ phận yếu ớt của cổ tay bị tổn thương khi trúng đòn đá của đối thủ. Đây là chi tiết đặc thù của dòng găng đa dụng, không phải găng Boxing chuyên nghiệp nào cũng cần đến chi tiết này.
Phần cổ tay của các dòng găng mới thường được làm dày, cứng để chống trật cổ tay, đồng thời tránh việc các bộ phận yếu ớt của cổ tay bị tổn thương khi trúng đòn đá của đối thủ. Tuy nhiên đây là chi tiết đặc thù của dòng găng đa dụng (dùng được trog nhiều môn như Muay, Vovinam…), không phải găng Boxing chuyên nghiệp nào cũng cần đến chi tiết này.
Với hàng trăm mẫu mã hiện có, dòng găng hiện đại ngoài các chức năng đơn thuần còn mang tính thẩm mỹ và sở thích cá nhân.
Với hàng trăm mẫu mã hiện có, dòng găng hiện đại ngoài các chức năng đơn thuần còn mang tính thẩm mỹ và sở thích cá nhân.

Dòng găng layers foam có giá thành cao, có thể gấp 5 thập chí 10 – 20 lần dòng găng mufflers đang được bán tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh lý do chất lượng (thiết kế và chất liệu vượt trội), dòng găng mufflers còn có thể dễ sản xuất trong nước, còn găng layers foam đa số được nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, cái giá của một cặp găng layers foam là hoàn toàn xứng đáng nếu như so sánh với phí tổn cho những chấn thương vì tập luyện với găng kém chất lượng. Đó là chưa kể đến việc tuổi thọ của găng layers foam mức giá tầm trung có thể cao hơn găng mufflers khoảng 5 lần.

Một mẫu găng của hãng Hayabusa với đường nét ấn tượng, cứng cáp và mạnh mẽ.
Một mẫu găng của hãng Hayabusa với đường nét ấn tượng, cứng cáp và mạnh mẽ.
Một mẫu găng hiện đại của Everlast (chuyên dụng Boxing). Everlast cũng là hãng găng lâu đời nhất, thường xuyên bị các xưởng sản xuất găng mufflers nội địa làm nhái nhất.
Một mẫu găng hiện đại của Everlast (chuyên dụng Boxing). Everlast cũng là hãng găng lâu đời nhất, thường xuyên bị các xưởng sản xuất găng mufflers nội địa làm nhái nhất.
Nhiều mẫu găng đang "hoành hành" ở phân khúc giá rẻ (500 ngàn đồng) cũng là găng layers foam và có chất lượng phù hợp với phần đông người chơi võ phong trào. Ảnh: Wesing - một hãng găng Trung Quốc.
Nhiều mẫu găng đang “hoành hành” ở phân khúc giá rẻ (500 ngàn đồng) cũng là găng layers foam và có chất lượng phù hợp với phần đông người chơi võ phong trào. Ảnh: Wesing – một hãng găng Trung Quốc.

Tuy nhiên, quý độc giả cần hiểu rằng bài viết này không mang ý định bài trừ những cặp găng mufflers. Không phải tự nhiên mà chính tại những nước phát triển mà găng mufflers vẫn tồn tại, và cũng đừng quên hàng loạt Kiện tướng võ thuật Việt Nam cũng đã trưởng thành từ những phòng tập sử dụng loại găng chất lượng thấp này.

Vì sao găng mufflers vẫn tồn tại và xuất hiện tràn lan?
Bất chấp nhiều điểm lạc hậu, vì sao găng mufflers vẫn tồn tại và xuất hiện tràn lan?

Trước hết, phải khẳng định rằng giá thành siêu rẻ cùng với dây chuyền sản xuất đơn giản lại là một lợi thế lớn của dòng găng mufflers, đặc biệt ở các quốc gia có mức sống và đầu tư cá nhân cho thể thao như Việt Nam. Việc đầu tư một vài cặp găng giá hàng triệu đồng chỉ để dùng một lần trong các chương trình gameshow hay chụp ảnh là điều khá xa xỉ.

Ngọc Trinh và Trấn Thành đeo một loại găng dòng mufflers giá rẻ trong show truyền hình.
Ngọc Trinh và Trấn Thành đeo một loại găng dòng mufflers giá rẻ (nhái hãng Everlast) trong show truyền hình.

Ở nhiều địa phương, việc cho con em tham gia các lớp võ với học phí 100 ngàn đồng mỗi tháng đã là một quyết định không dễ dàng, nói gì đến việc mua cặp găng với giá trên một triệu. Từ đó, ta có thể thấy sự tồn tại của găng mufflers vẫn là điều cần thiết, cũng giống như việc chiếc điện thoại Nokia “huyền thoại” 1280 vẫn tồn tại khi người ta đã bày bán những chiếc iPhone hàng chục triệu. Một cặp găng trị giá 150 nghìn đồng cũng là lựa chọn thoải mái hơn đối với những người chỉ muốn trải nghiệm võ thuật trước khi thực sự quyết định đầu tư tiền của vào những phòng tập có học phí cao hơn, trang bị tốt hơn và đương nhiên là găng đắt tiền hơn.

Ngoài ra, ở mức độ tập luyện phong trào, lực ra đòn cuả các võ sinh vẫn chưa ở mức “phá găng” và cũng không thường xuyên gây ra những va chạm nguy hiểm. Sự bảo vệ tốt nhất luôn là điều cần thiết, nhưng nhìn chung kiểu găng mufflers vẫn có thể xem như “tạm chấp nhận được”. Trong khi đó, găng layers foam vẫn là một lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo nếu như bạn thực sự nghiêm túc nghĩ đến việc gắn bó lâu dài với những cú đấm, đồng thời quan tâm hơn đến an toàn cho đôi bàn tay. Đừng quên bạn có thể bỏ tập võ bất cứ lúc nào, nhưng đôi tay vẫn sẽ cầm chén cơm (đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng!) đến cuối đời.

Y.N

(Xin cảm ơn Sisomeo MMA đã tư vấn thông tin và hình ảnh cho bài viết)