Chuyện về những cao thủ Thái giám giỏi võ công

Thái giám biết võ công, chẳng ai có thể cản. Vậy Đông Phương Bất Bại liệu có phải là nhân vật có thật trong lịch sử hay chỉ là hình mẫu của Thái giám cao thủ?

Nhắc đến thế giới Võ lâm trong Tiểu thuyết Võ hiệp, chúng ta không thể không nhắc đến võ lâm cao thủ người đầy tà khí được miêu tả trong các tác phẩm kiếm hiệp như: Triệu công công, Quách công công… Vậy nếu Thái giám thật sự biết võ công thì đúng là không ai có thể chống lại nổi! Nói đi thì cũng phải nói lại, nhìn vào lịch sử của Trung Hoa, Thái giám biết võ thuật cũng không phải là hiếm, đó cũng có thể là hình mẫu để Kim Dung tạo dựng nên một nhân vật đầy tiếng tăm “Đông Phương Bất Bại”.

Sau khi xem xong tiểu thuyết võ hiệp và tác phẩm điện ảnh, chắc chắn trong chúng ta đều sẽ có một cảm nhận “sâu sắc” rằng, tự cổ cao thủ  phần lớn đều có xuất thân từ Thái giám.

Lẽ nào điều này lại không phải? Trong “Tiếu Ngạo Giang Hồ” của Kim Dung, võ công mật tịch cao thâm nhất chính là “Quỳ Hoa Bảo Điển”, là môn võ công do một Thái giám sáng tạo ra, Đông Phương Bất Bại tung hoành giang hồ nhờ vào võ công ghi trên quyển mật tịch này, nhưng chưa hề một ngày nhập cung làm Thái giám, nhưng về mặt hình thể sinh lý mà mói, Đông Phương Bất Bại không hề khác Thái giám là mấy; Trong hàng loạt các tập “Nói anh hùng vậy ai sẽ là anh hùng“ của tác giả Ôn Thuỵ An thì người có võ công cao nhất là Mễ Công công, đồng thời cũng là một Thái giám.

Trong tác phẩm điện ảnh “ Long Môn Khách sạn”, nhân vật Thái giám có võ công cao cường  cũng là Tào Thiếu Khâm (do Chân Tử Đan thủ vai Hay Lưu Tuân vai Xưởng Công trong “Tiếu Ngạo Giang Hồ”.

https://www.youtube.com/watch?v=TBAtAO1GAI0

Ngô Mạnh Đạt vai Hải Đại phú trong “ Tân Lộc Đỉnh Ký

Trân Khôn trong vai Vũ Hoá Điền trong “Long Môn Phi Giáp”.

Tất cả những nhân vật kể trên không ai là không có võ công cao cường và gian trá độc ác cả.

Nếu từ trong thế giới điện ảnh, vậy Thái giám thật sự liệu có lợi hại như vậy không?

Thái giám biết võ thuật, tỷ lệ này rất nhỏ:

Có lẽ nhiều người dân Việt Nam khá quen với một nhân vật Thái giám có quyền lực nghiêng ngả, hoạ quốc ương dân như Triệu Cao, Nguỵ Trung Hiền, Lý Liên Anh thông qua mội số tác phẩm điện ảnh, nhưng chúng ta chỉ thấy một bộ mặt của họ, chính là tâm cơ gian trá, miệng lưỡi sắc như dao, nhưng võ công thì không cao. Hơn nữa, về sau có một số Thái giám được người đời sau đánh khá cao như Trịnh Hoà, Cao Lực Sĩ thì trên thực tế, họ cũng chỉ là những Thái giám bình thường.

           Cao Lực Sĩ
Cao Lực Sĩ

 Có người nói, Cao Lực Sĩ không lợi hại sao? Chẳng phải  người này có tên là “Lực Sĩ” thì phải là người có sức khỏe vô cùng vô tận mới đúng chứ.

Kỳ thực, tên người và việc có sức lực vô cùng vô tận là hai việc hoàn toàn khác nhau. Theo “Tân Đường Thư” ghi lại thì: có hai tiểu thái giám, một người tên là Kim Cương, một người tên là Lực Sĩ, được đưa vào trong hậu cung, Võ Tắc Thiên thấy hai người này thông minh, nên đã cho theo hầu hạ bên người (Vào thời Nam Bắc triều, Tuỳ Đường, khi đặt tên con cái, người ta thường dùng những điển tích hoặc tên của vị thần xuất hiện trong kinh Phật để đặt tên, VD: Ma Kha, Tu Đà, Hạt Ma, Kim Cang, Lực Sĩ)

2kkk

Đổng Quán- Tướng quân Thái giám nổi danh thời cổ đại được phong làm Quận vương

Đương nhiên, trong lịch sử của Trung Quốc cũng đã từng xuất hiện khá nhiều “Tướng quân Thái giám” có tài thao lược chinh phạt. Ví dụ thời Bắc Tống có Lý Hiến, Đổng Quán – người đã suất lĩnh mấy trăm vạn đại quân tấn công Tây Hạ và Liêu quốc. Thời Minh thì có Tam Bảo Thái Giám Trịnh Hoà thống suất hải quân hoàn thành việc đo đạc bản đồ đường biển của Trung Quốc thời cổ . Tuy những nhân vật trên rất có uy nghiêm trong quân đội, nhưng việc họ có biết võ công , hoặc giả võ công cao đến mức nào thì không ai có thể điều tra và chứng minh được.

Minh triều có một tổ chức đặc vụ có tên là Tây Xưởng và Đông Xưởng, đây chính là chất liệu được điện ảnh võ thuật sử dụng rất nhiều, có điều, thủ lĩnh của hai Xưởng này tuy là Thái giám tâm phúc của Hoàng đế, nhưng thật sự những người biết võ công và phụ trách truy bắt hoặc ám sát đều được gọi là “Phiên tử”, hay còn gọi là Cẩm Y Vệ,  những người này đều là người bình thường, không hề có ai là Thái giám cả.

Nhưng đến triều Thanh thì thực sự có xuất hiện Thái giám biết võ công, họ được gọi là “ Kỹ Dũng Thái Giám”. Trong số 500 Thái giám trú tại Viên Minh Viên thì có đến 60 người là “ Kỹ Dũng Thái Giám”
Nhưng đến triều Thanh thì thực sự có xuất hiện Thái giám biết võ công, họ được gọi là “ Kỹ Dũng Thái Giám”. Trong số 500 Thái giám trú tại Viên Minh Viên thì có đến 60 người là “ Kỹ Dũng Thái Giám”.

Nhưng đến triều Thanh thì thực sự có xuất hiện Thái giám biết võ công, họ được gọi là “Kỹ Dũng Thái Giám”. Trong số 500 Thái giám trú tại Viên Minh Viên thì có đến 60 người là “Kỹ Dũng Thái Giám”

Năm 1860 khi liên quân Anh – Pháp tấn công vào Viên Minh Viên, hơn 20 “ Kỹ Dũng Thái Giám’ dưới sự dẫn dắt của Bát phẩm Đầu Lĩnh Nhâm Lượng dã chiến đấu anh dung, xông lên phía trước, cuối cùng đả thương hai sỹ quan của liên quân, trong đó một sỹ quân liên quân bị kiếm đâm vào ngực rất sâu, một sỹ quan khác bị trúng đạn. Nhưng do lính liên quân quá đông, hơn 20 mươi Kỹ Dung Thái giám này đều đã tuẫn nạn.

Nhất đại tông sư võ thuật – Nửa đường gãy gánh làm Thái giám

Về mặt sinh lý mà nói, sau khi tịnh thân chịu Cung hình trở thành Thái giám thì không thể tiết ra hoóc môn nam tính được nữa, thể trạng sẽ chỉ bằng một nửa với đàn ông bình thường, do vậy sắc xuất để trở thành một võ lâm cao thủ thì không cao, nhưng không phải là không có, có thể nói là vô cùng hiếm.

Có thể nói, nếu như Thái giám muốn chứng minh tài năng của mình thì vô cùng dễ dàng.

Thái giám đã đoạn tuyệt được hết với những dục vọng của những người bình thường, cho nên hy vọng thành công của họ rất cao. Ví dụ như Thái Luân người chế tạo ra thuật tạo giấy thời Đông Hán là một thái giám, Trịnh Hoà đã trở thành một nhà hàng hải nổi tiếng thời cổ đại cũng là thái giám, ngay đến cả Tư Mã Thiên, cũng phải sau khi gánh chịu tội Cung hình mới có thể viết ra được một bộ “Sử Ký’ vĩ đại.

Nói đến đây, cuối cùng cũng đã hé lộ với độc giả tên của vị Thái giám có võ công cao nhất tự cổ chí kim rồi:

Ông chính là Thái giám trong phủ của Tiêu Thân Vương triều Thanh có ngoại hiệu là “Thiết Mạo Tí Vương” – người sáng lập ra môn Nội gia quyền tuyệt nghệ có tên là Bát Quái Chưởng – là một trong số Thập đại võ lâm cao thủ triều Thanh: Đổng Hải Xuyên.

 Đông Hải Xuyên trong phim “ Bát Quái Tông Sư”
Đông Hải Xuyên trong phim “ Bát Quái Tông Sư”

Đổng Hải Xuyên là người Hà Bắc, từ nhỏ đã cuồng si võ thuật (Võ sĩ), thân thể cường tráng, diện mạo khôi ngô, cánh tay dài bàn tay khá lớn, khi còn trẻ do lỡ tay đả thương người khác, cho nên đã dứt khoát bỏ trốn đến vùng Ngô Việt- Ba Thục (nay thuộc Quảng đông, Quảng Tây, Quí Châu và Vân Nam), dùng võ quen bạn, cuối cùng sáng lập ra Bát Quái Chưởng ( Nghe nói ông được ‘ Vân Bàn Lão Tổ’ ở núi Cửu Hoa thuộc tỉnh An Huy truyền thụ võ nghệ).  Rốt cuộc thì võ công của Đổng Hải Xuyên cao đến mức nào?  Có một truyền thuyết được truyền lại như thế này.

Năm đó, Nhất đại cao thủ Thái Cực là Dương Lộ Thiền đến kinh thành, cho bày lôi đài ở Tiêu Vương Phủ, khiêu chiến với Quyền sư của Vương phủ. Dương Lộ Thiền thắng liên tiếp nhiều trận, đả bại tất cả Quyền sư trong Vương phủ. Đúng lúc đó Đổng Hải Xuyên đang bưng thức ăn nhìn thấy, liền phi thân bay lên đón lấy vị Quyền sư đang bị đánh bay xuống lôi đài, đĩa thức ăn  vẫn cầm trên tay, không hề rớt xuống đất, Dương Lộ Thiền chấn kinh liền yêu cầu Đổng Hải Xuyên thi đấu với mình.

Dương Lộ Thiền với danh hiệu là Triệu Vô Địch cũng chỉ bình thủ với  Đổng Hải Xuyên
Dương Lộ Thiền với danh hiệu là Triệu Vô Địch cũng chỉ bình thủ với  Đổng Hải Xuyên

Tuyệt đại song hùng, giao thủ mấy trận đều có phân thắng bại, cuối cùng hai bên kết thúc với kết quả hoà nhau, trận chiến này chấn động Kinh sư, từ đó Thái Cực Quyền và Bát Quái Chưởng đều dương danh thiên hạ. Vậy thì một võ lâm cao thủ như Đổng Hải Xuyên, tại sao lại trở thành một thái giám bưng thức ăn trong Vương phủ cơ chứ?

Một trong số những nguyên nhân đã được ghi lại trên mộ bia được đặt bên mộ phần của ông “Trong lúc vô ý lại đi vào vết xe đổ của ngài Tư Mã, trở thành hoạn quan. Tiên sinh coi ác như thù, mích lòng kẻ khác, bị hãm hại, biến thành thái giám đưa vào làm kẻ nô tài trong Tiêu Vương phủ”.

Nội dung được ghi trên mộ bia là do thân bằng, cố hữu của ông ghi lại, cách nói tương đối uyển chuyển, thực ra việc ông trở thành thái giám chính là để tránh hoạ. Đổng Hải Xuyên lúc còn trẻ phạm phải án giết người, sau đó ở Kinh thành lo việc bao đồng, làm mích lòng rất nhiều người, hơn nữa lại bị Tiêu thân Vương – người rất đam mê võ thuật yêu thích, ông dứt khoát tự Cung gia nhập Vương phủ làm thái giám, làm như vậy để không còn vướng bận và lo lắng vì án tích mà mình phạm phải trước kia.

 Trung Quốc thường có câu “tiểu ẩn thì ẩn giữa trốn chợ hoa, đại ẩn thì ẩn vào trong triều đình” Việc ẩn (trốn) của Đổng Hải Xuyên chính là trực tiếp làm thái giám trong Vương phủ, được võ lâm gọi là “Thiên cổ đệ nhất cường ẩn”

Đối với nguyên nhân tại sao Đổng Hải Xuyên lại làm thái giám thì vẫn còn một truyền thuyết nữa, có thể nói là khá hoang đường, không đáng tin cậy

Đây là bức hoạ truyền thần duy nhất vẽ khi Đổng Hải Xuyên khi tuổi đã xế chiều, có thể thấy rõ khuôn mặt của ông không có râu.

Đồng thời cao thủ Bát Cực Quyền cùng thời với Bát Quái Chưởng là Lưu Vân Tiêu khi đó đã từng tiết lộ một bí mật với đệ tự của mình như sau: “Khi đánh Bát Quái Chưởng thì phải kẹp chặt đũng quần, sự ma sát đối Thận cực nhiều, cộng thêm việc nội tu của Bát Quái Chưởng là lấy luyện tinh để nhập thủ, cho nên đối với thanh niên can hoả đang vượng thì không thể chịu dựng được” Dựa vào điều trên có thể thấy được, Đổng Hải Xuyên năm đó khi luyện tập môn võ này có thể cũng gặp phải việc can hoả dục vọng khá vượng, không thể kiểm soát được, để luyện tập môn võ này cho nên đã căn rang để tự Cung ( Lý do này đáng sợ quá, có lẽ ngoài võ si ra không ai làm được)

Đoạn trên chính là khẩu quyết trong Quì Hoa Bảo Điển mà Đông Phương Bất Bại trong tác phẩm “ Tiếu Ngạo Giang Hồ” của Kim Dung đã từng luyện – Muốn luyện thần công, trước tiên phải tự Cung.

Nếu nói như vậy, Đổng Hải Xuyên chính là nguyên hình của Đông Phương Bất Bại. Vậy là, Đổng Hải Xuyên, nửa đường tự Cung để trở thành một Thái giám cao thủ nổi tiếng kim cổ, cao thủ cao thủ cao cao thủ…nếu bạn không phục … suy nghĩ kỹ nha.

>>> Lục thập tứ thức Bát Quái Chưởng- trong Nhất Đại Tông Sư:

>>> Lý Liên Kiệt 1: Hình Ý Quyền & Lý Liên Kiệt 2: Bát Quái Chưởng

Nguyễn Hùng Thái