Khi Triệt quyền đạo bị chối bỏ ngay trên đất Trung Quốc?

Thật ra, đây là môn võ có tên Kuntao rất giống với Triệt quyền đạo của Lý Tiểu Long. Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới đua nhau học “Triệt quyền đạo 2.o” nhưng đáng tiếc môn võ có xuất sứ từ Trung Quốc này lại bị hắt hủi ngay trên quê hương mình.

Người đứng đầu Thiếu Lâm Tự không biết võ công?
Vén màn môn võ Việt “ăn đứt” Thiếu Lâm Tự của Trung Quốc

Kuntao – môn võ của cộng đồng người gốc Trung Quốc ở nước ngoài, đặc biệt phát triển mạnh tại khu vực ĐNÁ như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Brunei. Nghịch lý ở chỗ, Trung Quốc đại lục không nhiều tập luyện môn võ này.

Nguyên tắc chiến đấu

Giống như Triệt quyền đạo của Lý Tiểu Long, Kuntao không nặng về những nguyên tắc mà đề cao sự đơn giản và thực dụng trog chiến đấu. Phong cách chiến đấu của Kuntao khá giống với Pencat Silat của Indonesia do có lối đánh áp sát, sử dụng nhiều đòn gối, cùi chỏ để tung ra những đòn đấm quyết định.

Triệt quyền đạo

Nguyên lý của Kuntao là: “Thay vì ngăn chặn, né tránh đòn của đối thủ thì hãy tiến tới áp sát và ra đòn phản công vào những bộ phận dễ bị tổn thương nhất”. Kuntao rất chú trọng sự tỉnh táo và tốc độ – những nền tảng của phòng thủ rồi phản đòn. Có lẽ cũng vì điều này khiến nhiều người cho rằng Kuntao có dáng dấp của võ thuật Lý Tiểu Long.

Người Trung Quốc liệu có tiếc nuối?

Sự xuất hiện của Kuntao ở khu vực Đông Nam Á (nhiều nhất ở Indonesia) bắt nguồn từ những ảnh hưởng về văn hóa và dòng người di cư của Trung Quốc từ cách đây nhiều thế kỷ. Có tài liệu nói rằng ban đầu, một nhà sư Thiếu Lâm đã đến Indonesia và sau này ông thành lập nên Kuntao khoảng cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14. Qua thời gian, Kuntao được pha trộn với Pencat Silat và trở thành môn võ chỉ dành cho cộng đồng người Trung Quốc ở khu vực ĐNÁ.

Triệt quyền đạo

Môn Kuntao từng được truyền dạy bí mật trong một thời gian rất dài và chỉ được phổ biến kể từ nửa sau của thế kỷ 20. Tại Indonesia, môn võ này có sự phát triển rực rỡ, đến nỗi mỗi cộng đồng người Trung Quốc ở nước này lại cho ra đời một hệ phái Kuntao riêng. Có những hệ phái thậm chí tới tận năm 1970 vẫn chỉ truyền dạy bí mật cho một nhóm người để tránh việc những đòn hiểm bị lộ ra ngoài. Tuy nhiên những năm gần đây, những hệ phái này cũng dần thay đổi với việc truyền dạy công khai.

Triệt quyền đạo

Ngày nay, xét về mức độ nổi tiếng trên phạm vi toàn cầu, tất nhiên Kuntao không thể so sánh với các môn phái lớn của Trung Quốc như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My, Vịnh Xuân hay Wushu hiện đại. Có lẽ chính vì điều này mà Kuntao luôn bị hắt hủi và không được coi trọng tại Trung Quốc. Thực tế, “Triệt quyền đạo 2.0” này lại sở hữu nhiều nét tinh hoa độc đáo, lại phát triển rực rỡ ở nước ngoài. Có thể chính điều này sẽ làm Trung Quốc cảm thấy tiếc nuối.

V.Đ