Muay – đấu võ trong tiếng nhạc

 Muay là một môn võ truyền thống của người Thái Lan. Khi thi đấu, các võ sĩ thường sử dụng các cú đấm, đá, chỏ, gối… làm vũ khí sắc bén để tấn công và đánh bại đối thủ. Vì thế, các trận đấu muay luôn rất quyết liệt, nhưng thú vị là nó lại diễn ra trong tiếng nhạc réo rắt… Có lẽ đây là môn thể thao duy nhất thi đấu trong tiếng nhạc… hòa tấu độc đáo.

trong qua trinh the thao hoa va hien dai hoa, muay da co nhieu thay doi
Trong quá trình thể thao hóa và hiện đại hóa, muay đã có nhiều thay đổi.

Có truyền thuyết cho rằng muay xuất hiện khoảng năm 1500 với tên gọi là muay boran dưới triều đại vua Naresuan, nhưng cũng có tài liệu ghi khoảng năm 1700. Khởi đầu, muay thi đấu không có trang bị bảo hộ như ngày nay. Trong quá trình thể thao hóa và hiện đại hóa, muay đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, dù thay đổi, nhưng một trong những nét truyền thống của muay vẫn còn tồn tại là các trận thi đấu đều diễn ra trong tiếng nhạc. Bên cạnh ring đài, bao giờ cũng có một ban nhạc 4 người: 2 người đánh trống (loại dài, nhạc công vỗ vào 2 đầu trống), 1 người thổi kèn ôboa và 1 người sử dụng bộ gõ nhỏ, gọn bằng đồng. Khi võ sĩ bắt đầu se đài thì nhạc cũng trỗi lên cho đến lúc kết thúc một hiệp đấu. Nhưng liệu những điệu nhạc trầm bổng đó có tác động gì đến trận đấu trên võ đài?

muay_thai1

Có người cho rằng đây là một nghi thức tôn giáo, cũng có người giải thích do ngày trước các võ sĩ muay thi đấu trong cung cho vua giải trí nên có nhạc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Đoàn – nguyên Chủ tịch Hội Quyền Anh TPHCM – từng nghiên cứu và đưa quân đi thi đấu muay hồi thập niên 1990 đã lý giải về sự gắn bó giữa dàn nhạc và thi đấu muay như hình với bóng như sau: “Trước tiên, dàn nhạc phục vụ cho võ sĩ se đài (waikru). Se đài là một hình thức làm nóng, đồng thời là nghi thức tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, các bậc thầy của võ phái. Bên cạnh đó, tiếng nhạc còn dẫn dắt các võ sĩ trên đài tấn công hoặc phòng thủ, nó tạo sự hưng phấn để các võ sĩ lao vào trận đấu. Lúc mới tập muay (khoảng 6-7 tuổi), các võ sĩ đã nghe tiếng nhạc kéo dài cho đến khi trưởng thành để bước vào ring đài, chắc chắn nó đã ăn sâu vào tiềm thức các võ sĩ. Chính những âm thanh sâu thẳm đó đã hướng dẫn các võ sĩ thi đấu và làm cho trận đấu thêm hấp dẫn. Và nếu không nghiên cứu kỹ thì khó lòng thắng được người Thái”.

Tại AIG 3-2009, môn muay tranh tài ở Nhà thi đấu Rạch Miễu, và các nhạc công người Thái Lan đã được Ban tổ chức đại hội mời đến đến TPHCM để phục vụ cho các trận so tài, và họ được đài thọ ăn nghỉ cũng như hưởng chế độ bồi dưỡng như một trọng tài…

Screen Shot 2014-08-28 at 2.46.15 PM

Trúc Quỳnh