Ngắm các nữ sinh cảnh sát đánh võ, tập bắn súng

Sau những lần lên sàn đấu tập, mặt mũi sưng tím, cao dán khắp người, nhưng những học viên Học viện Cảnh sát nhân dân vẫn kiên trì tập luyện để có thể tự tin phòng vệ, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cảnh sát nhân dân sau này.

Võ thuật Công an nhân dân (CAND) là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo Học viện Cảnh sát nhân dân. Môn học này gồm 240 tiết. Học xong phần này, học viên sẽ có 160 tiết võ thuật nâng cao.
Võ thuật Công an nhân dân (CAND) là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo Học viện Cảnh sát nhân dân. Môn học này gồm 240 tiết. Học xong phần này, học viên sẽ có 160 tiết võ thuật nâng cao.
Khi học nội dung này, học viên Cảnh sát phải trải qua không ít đớn đau, vất vả. Tuấn Kiệt (lớp B6, D38) từng nhiều lần dìu đồng đội vào bệnh xá của trường vì bị dập mũi, rách mí mắt, môi, sái - gãy tay chân... sau khi lên sàn đấu võ. Các nữ sinh Cảnh sát dù thể lực yếu hơn nhưng có cùng yêu cầu đào tạo như cánh nam sinh.
Khi học nội dung này, học viên Cảnh sát phải trải qua không ít đớn đau, vất vả. Tuấn Kiệt (lớp B6, D38) từng nhiều lần dìu đồng đội vào bệnh xá của trường vì bị dập mũi, rách mí mắt, môi, sái – gãy tay chân… sau khi lên sàn đấu võ. Các nữ sinh Cảnh sát dù thể lực yếu hơn nhưng có cùng yêu cầu đào tạo như cánh nam sinh.
Vũ Việt Chinh (lớp B4, D38) cười khi nhắc lại kỷ niệm khóc ròng sau khi rời sàn đấu võ với mũi bị sưng, mặt tím bầm. "Thầy giáo yêu cầu học viên phải đánh thật nên dù có đồ bảo hộ, chúng em vẫn không tránh khỏi bị thương. Hôm đó sau khi đấu võ với một bạn nữ xong, chúng em nhìn nhau khóc, xin lỗi đối phương vì đã làm bạn chảy máu môi, tím mặt, sưng mũi. Chuyện phải vào bệnh xá vì thương tích khi tập đấu võ, với sinh viên Cảnh sát chúng em đã trở thành bình thường", Chinh nói.
Vũ Việt Chinh (lớp B4, D38) cười khi nhắc lại kỷ niệm khóc ròng sau khi rời sàn đấu võ với mũi bị sưng, mặt tím bầm. “Thầy giáo yêu cầu học viên phải đánh thật nên dù có đồ bảo hộ, chúng em vẫn không tránh khỏi bị thương. Hôm đó sau khi đấu võ với một bạn nữ xong, chúng em nhìn nhau khóc, xin lỗi đối phương vì đã làm bạn chảy máu môi, tím mặt, sưng mũi. Chuyện phải vào bệnh xá vì thương tích khi tập đấu võ, với sinh viên Cảnh sát chúng em đã trở thành bình thường”, Chinh nói.
Theo Chinh, cảm giác đau đớn đến nhiều nhất là thời gian bắt đầu học võ CAND. Các học viên khi ấy phải bật cóc, căng cơ, xoạc chân, chạy... với cường độ lớn. Sau mỗi buổi tập, toàn thân bị đau nhừ, nhức mỏi đến nỗi phải dùng tay nhấc chân bước lên các bậc cầu thang về phòng. Cao dán trở thành vật dụng quen thuộc của nữ sinh Cảnh sát nhân dân và mỗi tối trở về phòng, họ lại động viên, xoa bóp chân tay cho nhau.
Theo Chinh, cảm giác đau đớn đến nhiều nhất là thời gian bắt đầu học võ CAND. Các học viên khi ấy phải bật cóc, căng cơ, xoạc chân, chạy… với cường độ lớn. Sau mỗi buổi tập, toàn thân bị đau nhừ, nhức mỏi đến nỗi phải dùng tay nhấc chân bước lên các bậc cầu thang về phòng. Cao dán trở thành vật dụng quen thuộc của nữ sinh Cảnh sát nhân dân và mỗi tối trở về phòng, họ lại động viên, xoa bóp chân tay cho nhau.
Đại tá Nguyễn Đức Tầng, Trưởng bộ môn Quân sự võ thuật thể dục thể thao của Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết, tiêu chí mỗi học viên sau khi hoàn thành môn Võ CAND, sẽ tương ứng với một tiểu giáo viên võ thuật, là tương đối nặng. "Tuy nhiên, các học viên luôn xác định rõ tầm quan trọng của nội dung này, là học tập để tích cực bảo vệ mình và chủ động tấn công tội phạm. Do đó, các em học tập rất hăng say với tiêu chí đạt chuẩn đầu ra võ thuật", đại tá Tầng nói.
Đại tá Nguyễn Đức Tầng, Trưởng bộ môn Quân sự võ thuật thể dục thể thao của Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết, tiêu chí mỗi học viên sau khi hoàn thành môn Võ CAND, sẽ tương ứng với một tiểu giáo viên võ thuật, là tương đối nặng. “Tuy nhiên, các học viên luôn xác định rõ tầm quan trọng của nội dung này, là học tập để tích cực bảo vệ mình và chủ động tấn công tội phạm. Do đó, các em học tập rất hăng say với tiêu chí đạt chuẩn đầu ra võ thuật”, đại tá Tầng nói.
Tập luyện, đấu cặp cùng các nam sinh, "số hiếm" nữ Cảnh sát tương lai trong Học viện Cảnh sát nhân dân đôi khi bị thua thiệt vì thể lực kém. Nhưng họ lại không thấy thiệt thòi khi học ở môi trường này, mà ngược lại cảm thấy hạnh phúc vì sau đó được cánh mày râu ưu ái, tạo thuận lợi trong phân công công việc phù hợp với phái nữ của mình.
Tập luyện, đấu cặp cùng các nam sinh, “số hiếm” nữ Cảnh sát tương lai trong Học viện Cảnh sát nhân dân đôi khi bị thua thiệt vì thể lực kém. Nhưng họ lại không thấy thiệt thòi khi học ở môi trường này, mà ngược lại cảm thấy hạnh phúc vì sau đó được cánh mày râu ưu ái, tạo thuận lợi trong phân công công việc phù hợp với phái nữ của mình.
Những khó khăn ban đầu tập luyện, qua sự động viên, khích lệ của bạn bè, giáo viên, đã trở thành "chuyện nhỏ" với nữ sinh Cảnh sát nhân dân.
Những khó khăn ban đầu tập luyện, qua sự động viên, khích lệ của bạn bè, giáo viên, đã trở thành “chuyện nhỏ” với nữ sinh Cảnh sát nhân dân.
Bắn súng cũng là môn quan trọng, gây nhiều khó khăn khi tập luyện cho các học viên Cảnh sát nhân dân. Chương trình đào tạo của Học viện Cảnh sát nhân dân với bộ môn Giáo dục quốc phòng bao gồm: 170 tiết trong đó 30 tiết bắn súng ngắn nhanh, 30 tiết bắn súng AK và 70 tiết vận động chiến thuật chiến đấu cá nhân… Đây là một bộ môn quan trọng trong các môn học cơ bản, nhằm rèn luyện bản lĩnh chiến đấu, kỹ năng cầm súng thành thạo khi tập luyện và bắn đạn thật, bắn ứng dụng chiến đấu đạt hiệu quả cao. Trong bộ môn giáo dục quốc phòng này, các học viên sẽ được học về bắn súng ngắn nhanh, bắn súng AK, vận động chiến thuật chiến đấu. Sau khi học cơ bản các động tác kĩ thuật của môn bắn súng, nhà trường tổ chức cho các học viên năm thứ 3 thực hiện bắn chuẩn đầu ra theo tiêu chí của Học viện, mỗi em bắn 10 viên trong đó 5 viên bắn súng ngắn chậm, 5 viên bắn súng ngắn nhanh. Yêu cầu điểm phải đạt từ 70 điểm trở lên. Đại tá Nguyễn Đức Tầng cho biết, qua quá trình huấn luyện, các học viên đều bắn rất tốt, hầu hết đạt chuẩn từ 70 điểm trở lên, có khoảng 20-30% học viên đạt 90-98 điểm.
Bắn súng cũng là môn quan trọng, gây nhiều khó khăn khi tập luyện cho các học viên Cảnh sát nhân dân. Chương trình đào tạo của Học viện Cảnh sát nhân dân với bộ môn Giáo dục quốc phòng bao gồm: 170 tiết trong đó 30 tiết bắn súng ngắn nhanh, 30 tiết bắn súng AK và 70 tiết vận động chiến thuật chiến đấu cá nhân… Đây là một bộ môn quan trọng trong các môn học cơ bản, nhằm rèn luyện bản lĩnh chiến đấu, kỹ năng cầm súng thành thạo khi tập luyện và bắn đạn thật, bắn ứng dụng chiến đấu đạt hiệu quả cao.
Trong bộ môn giáo dục quốc phòng này, các học viên sẽ được học về bắn súng ngắn nhanh, bắn súng AK, vận động chiến thuật chiến đấu. Sau khi học cơ bản các động tác kĩ thuật của môn bắn súng, nhà trường tổ chức cho các học viên năm thứ 3 thực hiện bắn chuẩn đầu ra theo tiêu chí của Học viện, mỗi em bắn 10 viên trong đó 5 viên bắn súng ngắn chậm, 5 viên bắn súng ngắn nhanh. Yêu cầu điểm phải đạt từ 70 điểm trở lên. Đại tá Nguyễn Đức Tầng cho biết, qua quá trình huấn luyện, các học viên đều bắn rất tốt, hầu hết đạt chuẩn từ 70 điểm trở lên, có khoảng 20-30% học viên đạt 90-98 điểm.
Theo Trung tá Lê Quang Bá, huấn luyện viên chính, tổ trưởng tổ Quân sự thuộc bộ môn Quân sự võ thuật thể dục thể thao, khó khăn nhất khi học nội dung này là kỹ thuật bóp cò và tư thế đứng. Nếu học viên không đứng vững sẽ làm mất đường ngắm cơ bản. Kỹ thuật bóp cò còn quan trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của mỗi lần bắn. Đường cò phải đều, đồng nhất để tránh bị giật, làm mất đường ngắm; thời gian bóp cò không quá ngắn (chưa duy trì được đường ngắm chính xác), cũng không quá lâu (tay cầm súng bị run)...
Theo Trung tá Lê Quang Bá, huấn luyện viên chính, tổ trưởng tổ Quân sự thuộc bộ môn Quân sự võ thuật thể dục thể thao, khó khăn nhất khi học nội dung này là kỹ thuật bóp cò và tư thế đứng. Nếu học viên không đứng vững sẽ làm mất đường ngắm cơ bản. Kỹ thuật bóp cò còn quan trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của mỗi lần bắn. Đường cò phải đều, đồng nhất để tránh bị giật, làm mất đường ngắm; thời gian bóp cò không quá ngắn (chưa duy trì được đường ngắm chính xác), cũng không quá lâu (tay cầm súng bị run)…
Môn bắn súng cũng cần đến thể lực và sự mạnh mẽ nên các nữ sinh ban đầu bị yếu thế. Vũ Thị Hiền (lớp B2D39) cho biết, thời gian đầu tập bắn súng, do lực ở tay yếu nên em thường bị run tay. Lần đầu tiếp xúc với súng đạn, nghe những tiếng nổ lớn, tâm lý của các nữ sinh không tránh khỏi hoang mang, giật mình. "Đến tháo lắp đạn, vươn tay bắn súng em cũng bị run nhưng có các thầy đứng sau giúp đỡ, em đã hoàn thành bài tập bắn súng đầu tiên và nhanh chóng vượt qua các khó khăn về tâm lý, thể lực sau đó", Hiền nói.
Môn bắn súng cũng cần đến thể lực và sự mạnh mẽ nên các nữ sinh ban đầu bị yếu thế. Vũ Thị Hiền (lớp B2D39) cho biết, thời gian đầu tập bắn súng, do lực ở tay yếu nên em thường bị run tay. Lần đầu tiếp xúc với súng đạn, nghe những tiếng nổ lớn, tâm lý của các nữ sinh không tránh khỏi hoang mang, giật mình. “Đến tháo lắp đạn, vươn tay bắn súng em cũng bị run nhưng có các thầy đứng sau giúp đỡ, em đã hoàn thành bài tập bắn súng đầu tiên và nhanh chóng vượt qua các khó khăn về tâm lý, thể lực sau đó”, Hiền nói.

Theo VnExpress