Những vũ khí đặc dị từng giúp người Mông Cổ làm bá chủ

Người Mông Cổ có 3 môn thể thao truyền thống rất được ưa thích là đua ngựa, bắn cung và vật cổ truyền. Chính những yếu tố đó đã giúp tạo nên đạo quân bất khả chiến bại.

Thanh kiếm huyền thoại của Việt Vương Câu Tiễn

Thiếu Lâm Tự: con đường truyền võ khắp dân gian

“Nỗi kinh hoàng châu Á” và những “vũ khí” độc nhất vô nhị
Mông Cổ có lễ hội Naadam rất nổi tiếng, diễn ra trong ba ngày vào mùa Hè, bao gồm 3 môn thể thao đua ngựa, bắn cung, và vật Mông Cổ.

Ba môn thể thao này theo truyền thống được ghi nhận là ba hoạt động chủ yếu của nam giới, là những môn thể thao được theo dõi và tập luyện nhiều nhất trong nước.

Vật là một thể thao phổ thông nhất trong số tất cả các môn thể thao Mông Cổ. Nó là điểm nhấn tại lễ hội Naadam.

Hàng trăm VĐV vật từ các thành phố khác nhau tham gia vào cuộc thi đấu quốc gia và có điểm độc đáo là không có các quy định về trọng lượng hay giới hạn tuổi tác.

Những người thắng cuộc được vinh danh bằng những danh hiệu cổ:

Người thắng ở vòng thứ năm được danh hiệu nachin (chim ưng), ở vòng bảy và tám là zaan (voi), và vòng mười và mười một là arslan (sư tử).

Đô vật vô địch tuyệt đối được trao danh hiệu avarga (Người khổng lồ).

Các đô vật truyền thống Mông Cổ đã chuyển sang môn vật sumo Nhật Bản với nhiều thành công lớn.

Asashōryū Akinori là người Mông Cổ đầu tiên được phong lên hàng sumo hạng nhất yokozuna năm 2003 và tiếp đó là người đồng hương Hakuhō Shō năm 2007.

Naidangiin Tüvshinbayar đã giành HCV Olympic đầu tiên cho Mông Cổ ở môn judo nam hạng 100 kg.

Trong khi đó, mặc dù không đầu tư nhiều vào thể thao so với các quốc gia khác nhưng phụ nữ Mông Cổ vẫn thể hiện khả năng vượt trội trong môn bắn súng:

Otryadyn Gündegmaa là người giành được HCB tại Olympic năm 2008.

Munkhbayar Dorjsuren đã hai lần là vô địch thế giới (hiện đang thi đấu cho Đức), trong khi Tsogbadrakhyn Mönkhzul được xếp hạng 3 thế giới môn bắn súng 25m.

Môn vật cổ truyền Mông Cổ đã được vận dụng tối đa vào quân đội

Khi các binh sĩ cưỡi ngựa trên thảo nguyên, đối đầu với địch không may bị mất ngựa… lính Mông Cổ sẵn sàng bỏ ngựa cùng cả vũ khí để đối đầu với địch. Và khi đó những kỹ thuật vật điêu luyện trở thành thứ vũ khí rất hữu hiệu.

Vốn xuất phát từ những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt cộng với thân hình vạm vỡ, nên binh sĩ Mông Cổ có thể lực cực tốt và hơn hẳn đối thủ về sức chịu đựng, độ dẻo dai.

Thông thường các đội quân Mông Cổ vẫn tập luyện môn vật bên cạnh những “sở trường” khác như bắn cung, cưỡi ngựa hay đánh giáp lá cà…

Người Mông Cổ rất xem trọng môn vật.
Người Mông Cổ rất xem trọng môn vật.

Càng về sau, vật ở Mông Cổ càng phát triển và ở các cuộc chiến đòi hỏi sức mạnh của cơ bắp thì chiến binh Mông Cổ tỏ ra áp đảo so với các đối thủ.

Không chỉ phục vụ chiến đấu, vật còn trở thành môn thể thao đặc biệt được ưa chuộng cả với binh lính và dân thường. Hàng năm, các cuộc thi vật được tổ chức thường xuyên với khá nhiều quy tắc và luật lệ như:

Có thể sử dụng rất nhiều kỹ thuật khác nhau để nắm bắt, kéo, đẩy, nâng, quật ngã… đối thủ. Nhưng không được kéo đối phương từ phía sau, không làm tổn thương mặt, không đánh vào mắt, tai, bụng, không túm tóc…

Khác với nhiều môn vật có thế mạnh ở các đòn tỳ, đè và khóa, võ của người Mông Cổ thiên về các đòn quật, thậm chí là nhấc bổng đối phương rồi ném ra xa đầy uy lực.

Điều này được phát triển dựa trên nền tảng sức mạnh vốn có của người Mông Cổ và có nhiều nét giống Judo hoặc Sumo.

Do vật cổ truyền Mông Cổ không được thi đấu rộng rãi trên thế giới nên sau này, nhiều võ sĩ vật Mông Cổ đã biến tấu các kĩ năng để thi đấu ở môn Sumo và Judo. Hiện tại, ba ngôi Yokozyna (thứ hạng cao nhất của một võ sĩ Sumo) đều là những người gốc Mông Cổ!

Clip một đòn vật của người Mông Cổ

Người Mông Cổ áp dụng bắn cung vào quân đội như thế nào?

Nói tới đế chế Mông Cổ hay đại quân Thành Cát Tư Hãn thì chắc chắn sức mạnh của lực lượng kỵ binh với khả năng bắn cung “bách phát bách trúng” là yếu tố nổi bật nhất.

Xuất phát từ nguồn gốc sống du mục trên các thảo nguyên nên người Mông Cổ có tài phi ngựa và bắn cung được coi là vô địch.

Họ có thể bắn tên cực kì chính xác khi phóng ngựa nhanh và thậm chí có thể xoay người bắn ngược chính xác vào kẻ truy đuổi. Chính vì thế, đòn “hồi mã cung” được coi là “đặc sản” của binh sĩ Mông Cổ.

Chiều Hồi mã cung.
Chiều “Hồi mã cung”.

Thông thường các binh sĩ phải tập luyện khả năng bắn cung khi phi ngựa nước đại với tốc độ khoảng 6 mũi trong vòng 1 phút.

Cung của người Mông Cổ là một chiếc cung uốn ngược phức hợp, một vũ khí bằng gỗ dát mỏng, sừng và gân động vật. Nó có thể phóng một mũi tên xa tới 300m.

Thông thường mỗi chiến binh mang theo hơn 60 mũi tên với trọng lượng khác nhau để bắn với các khoảng cách khác nhau và thường mang theo hơn 1 cây cung.

theo Trí Thức Trẻ