Trạng nguyên khiến quân Bắc không dám chiếm lãnh thổ Việt

Lê Văn Thịnh là người đỗ đầu trong khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam, được bổ làm quan, dần trải đến chức Thái sư triều Lý. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống, khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên, cho Đại Việt.

Lịch sử kỳ bí: Trận đánh “trâu lửa” trong sử Việt
5 vị quân sư tài giỏi nhất lịch sử Trung Hoa cổ đại

Năm 1076, nhà Tống sai Quách Quỳ đem quân hợp với Chiêm Thành, Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt, nhưng bị Lý Thường Kiệt đánh tan trên sông Như Nguyệt. Quách Quỳ lui quân, nhưng lại chiếm lấy châu Quảng Nguyên, Tô Mậu (Cao Bằng, Lạng Sơn ngày nay). Năm 1078, vua Lý Nhân Tông đòi Tống trả lại các vùng đất bị chiếm. Năm 1079, nhà Tống trả lại các châu trên, nhưng giữ lại 6 huyện, 3 động (Bảo Lạc, Luyện, Miêu….) không trả, với lý do đất do thổ dân tiến cống.
phatgiao-org-vn-tuong-tho-thai-su-le-van-thinh
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh trong đền thờ tại quê nhà (Bắc Ninh).
Năm 1084, tại trại Vĩnh Bình, Thị lang bộ Binh Lê Văn Thịnh đã chất vấn sứ giả Tống (là Thành Trạc) như sau: “ Đất thì có chủ, các viên quan giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao cho mà lấy trộm đã không tha thứ được, mà trộm của hay tàng trữ thì luật pháp cũng không cho phép, huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua”. Trước lý lẽ không thể chối cãi, nhà Tống đành phải trả lại. Nhờ công trạng lớn này mà năm sau (1085) Lê Văn Thịnh được phong chức Thái sư. Tuy tài đức và công trạng lớn nhưng về sau ông mang tội ám sát vua nên bị tước mọi chức tước. Ngày nay, nhiều nhà sử học cho rằng ông bị oan và do các cải cách này đã đụng chạm vào quyền lợi của nhiều vương thân, quốc thích, quan lại và do vậy rất có thể đã khiến ông gặp hoạ.
t4-14-hdzu-1
Tượng xà thần tự cắn chính đuôi mình được đặt ở đền thờ Lê Văn Thịnh thể hiện nỗi oan khuất của ông.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ra đời vào thời Hậu Lê, kể lại vụ án như sau: “Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang. Bấy giờ vua (Lý Nhân Tông) ra hồ Dâm Đàm, ngự thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: ‘Việc nguy rồi!’. Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch”.
Nguyễn Thái