Tứ đại thiên vương nền võ thuật Trung Quốc cận đại

Trung Quốc luôn được biết đến như cái nôi của võ thuật cận đại. Nơi đây đã hình thành nên hàng trăm môn phái võ với rất nhiều nhân tài xuất chúng. Trong đó các bậc cao nhân nổi danh như Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp vấn, Dương Trừng Phủ… là 4 tên tuổi lớn nhất, ví như “Tứ đại thiên vương” của giới võ lâm bấy giờ.

Hoàng Phi Hồng

chan dung hoang phi hong
Chân dung Hoàng Phi Hồng

Vào những năm đầu thế kỉ 19, Hoàng Phi Hồng – một võ sư nổi tiếng của Hồng Gia Quyền  từng theo Lưu Vĩnh Phúc đến Đài Loan đánh Nhật. Trong Cách mạng Tân Hợi lại được Lưu Vĩnh Phúc mời về dạy võ cho dân đoàn tỉnh Quảng Đông.

2

Hoàng Phi Hồng là truyền nhân của Hồng Gia Quyền, loại quyền thuật tương truyền do Hồng Hy Quan, một cao đồ Thiếu Lâm tự sáng tạo ra. Tuy nhiên trong quá trình bôn tẩu, ông đã học hỏi thêm ngón vô ảnh cước và sau đó biến nó thành một kỹ thuật sở trường của mình. Trong ảnh là Lý Liên Kiệt đóng vai Hoàng Phi Hồng biểu diễn cước pháp.

3

Hồng gia quyền của Hoàng Phi Hồng ngày nay được xếp đứng đầu trong 4 môn võ thuật danh gia là Hồng Vịnh Châu Thái (Hồng gia, Vịnh xuân, Châu gia, Thái lý phật). Trong ảnh là võ sư Triệu Chí Linh sử dụng công phu Thiết tuyến quyền của Hồng gia đóng trong phim “Tuyệt đỉnh Kungfu”.

Hoắc Nguyên Giáp

danh su hoac nguyen giap
Danh sư Hoắc Nguyên Giáp

Cũng trong cùng thời kỳ với Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp. Ông sinh năm 1869 ở Thiên Tân trong một gia đình nổi danh võ thuật (quê gốc ông ở huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc).

5

Hoắc Nguyên Giáp mất ở độ tuổi 40 nhưng tên tuổi ông luôn được nhắc đến như một anh hùng chấn hưng võ thuật Trung Quốc qua việc lập Tinh Võ thể dục hội ở Thượng Hải để khuyến khích người dân tập võ rèn luyện sức khỏe nhằm tự cường chống áp bức của phương Tây.

6

Đặc biệt, thời Nguyên Giáp sống, nhiều võ sĩ Trung Quốc bị thua trước võ Nhật, quyền anh nên người Nhật khinh thường võ Trung Quốc và gọi người Trung Quốc là “Đông Á bệnh phu”. Trong ảnh là một cảnh trong phim Hoắc Nguyên Giáp do Lý Liên Kiệt thủ vai chính.

nhung man dau cua hoac nguyen giap duoc dung lai tren phim anh
Những màn đấu của Hoắc Nguyên Giáp được dựng lại trên phim ảnh

Qua một số trận thắng của Hoắc Nguyên Giáp trước các võ sĩ Nhật và nước ngoài, võ thuật Trung Quốc nói riêng, người Trung Quốc nói chung được cổ vũ mạnh mẽ. Do vậy Hoắc Nguyên Giáp được tôn thờ như một anh hùng trong lòng người Trung Quốc.

Diệp Vấn

truyen nhan vi dai diep van
Truyền nhân vĩ đại Diệp Vấn

Sau thành công vang dội của bộ phim cùng tên do Chân Tử Đan thủ vai , hình ảnh và tên gọi Diệp Vấn một lần nữa được khắc sâu trong lòng những người đam mê võ thuật.

9

Ông là trưởng môn đời thứ 6 của phái Vịnh Xuân Quyền. Đồng thời ông cũng là người có công phát triển môn phái này ra thành phái lớn nhất thế giới. Đến nay có hàng triệu môn sinh với hàng chục chi phái ở hàng chục quốc gia theo học môn này.

10

Ông cũng bỏ tâm sức đào tạo được nhiều học trò giỏi. Một trong số họ là Lý Tiểu Long – siêu sao võ thuật điện ảnh và cũng là người có công đầu trong việc quảng bá võ thuật Trung Quốc lên màn ảnh toàn thế giới.

mot buc anh chup lai thay tro diep van va ly tieu long
Một bức ảnh chụp hai thầy trò Diệp Vấn và Lý Tiểu Long.
day la luc ly tieu long da thanh danh o my va tro ve hong kong tham thay
Đây là lúc Lý Tiểu Long đã thành danh ở Mỹ và trở về Hong Kong thăm thầy.

Dương Trừng Phủ

13
Môn Thái Cực Quyền ngày nay là một môn võ phổ biến và được cả người trẻ lẫn già ham thích luyện tập. Công lao phổ biến môn đó thuộc về vị danh sư tên là Dương Trừng Phủ. Ông là cháu nội Dương Lộ Thiền – người đặt nền móng đầu tiên cho hệ phái Thái Cực Quyền Dương thức.

14

Ông là cháu nội Dương Lộ Thiền – người đặt nền móng đầu tiên cho hệ phái Thái Cực Quyền Dương thức.

15

Từ năm 1928 đến 1934 Dương Trừng Phủ đi khắp Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu rồi Quảng Châu, Thượng Hải để truyền bá Thái Cực Quyền. Ông cũng có thời gian dạy quyền trong quân đoàn Quảng Châu và quân đoàn Quảng Tây.
16

Dương Trừng Phủ để lại cuốn “Phương pháp sử dụng Thái Cực Quyền” và cuốn “Thái Cực Quyền thể dụng toàn thư”. Hai cuốn sách này đúc kết kinh nghiệm cả đời tập luyện và dạy võ của ông và là tài liệu căn bản để phổ biến Thái Cực Dương thức sau này.

Ly Nguyễn