Võ sĩ Sumo: Dấn thân bất chấp cả “núi” bệnh tật

Sumo là môn võ truyền thống của Nhật Bản, nó được xem như niềm tự hào và là biểu tượng văn hóa tinh thần của người dân xứ sở Phù Tang. Các võ sĩ Sumo có tầm vóc khổng lồ nhưng nhanh nhẹn và tinh quái khi bước lên sàn đấu. 

Khám phá món canh hỗ trợ võ sĩ Sumo tăng cân

Thám hiểm cuộc sống của các võ sĩ sumo Nhật Bản

Trước hết muốn trở thành võ sĩ Sumo, họ phải là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở (khoảng 14-15 tuổi), không quá 23 tuổi, chiều cao tối thiểu là 1,70m, trọng lượng chỉ ít phải nặng 75kg. Nhiều người trước khi đi tuyển chọn đã uống thêm 3 – 4 lít nước cho nặng thêm để đạt tiêu chuẩn quy định.

Cân nặng của một võ sĩ Sumo có thể đạt tới 260-270kg.
Cân nặng của một võ sĩ Sumo có thể đạt tới 260-270kg.

Sau khi trải qua các kỳ sát hạch về sức khỏe, bao gồm thị lực, độ bền, tốc độ chạy… các võ sinh bắt đầu tập luyện, ăn uống theo chế độ của Sumo để tăng trọng lượng. Trong thời gian huấn luyện hay đã trở thành võ sĩ chính thức, họ sống tuân theo một lịch trình rất chặt chẽ: Thức dậy lúc 4 giờ sáng, học cách giao đấu, tập thể lực và nhất là ăn uống theo một thực đơn đặc biệt, nhiều rau, thịt, cá, đậu hũ, nước ép trái cây… để gia tăng trọng lượng – một trong những yếu tố quyết định phần thắng. Nhiều võ sĩ có cân nặng lên đến 260-270kg.

Ngoài những thức ăn trên, họ chỉ sử dụng cơm, các sản phẩm từ hạt dẻ, rau sống, một lít bia hoặc vài ly rượu sake… trong bữa ăn.

Bữa ăn của họ  tuân thủ nghiêm ngặt chế độ gồm: thịt, cá, hạt dẻ, cơm, đậu hũ, nước ép trái cây...
Bữa ăn của họ tuân thủ nghiêm ngặt chế độ gồm: rau, thịt, cá, hạt dẻ, cơm, đậu hũ, nước ép trái cây…

Mỗi Sumo bắt buộc phải tiêu thụ tối thiểu 5.000 đơn vị calories mỗi ngày đồng thời chỉ tập luyện theo chế độ để thi đấu, họ ngủ nhiều và ít vận động. Cuộc sống chỉ xoay quanh những điều để trở thành một Sumo thực thụ được kính nể (trên thực tế, khi họ là Sumo thì không kể cấp bậc nào họ cũng được người dân hết sức quý trọng và yêu mến). Điều này dẫn đến những nguy cơ như cao áp huyết, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, đứt mạch máu não…

Với mục đích “càng chóng béo càng tốt” đã khiến mọi đô vật thành đạt gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Họ phải sử dụng tới… 2 chỗ ngồi bình thường trên bất cứ phương tiện nào khi di chuyển. Các võ sĩ Sumo nếu lấy vợ thì vợ và gia đình cũng chỉ lo việc giúp chồng tiến thân trên con đường võ nghiệp, những bà vợ xem đó là vinh dự và trách nhiệm lớn của mình.

Bất chấp nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh như cao huyết áp, tim mạch, nhồi máu cơ tim... họ vẫn dấn thân vào môn võ truyền thống của đất nước vì niềm đam mê.
Bất chấp nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh như cao huyết áp, tim mạch, nhồi máu cơ tim… họ vẫn dấn thân vào môn võ truyền thống của đất nước vì niềm đam mê.

Một trong những vấn đề của các võ sĩ Sumo nữa, đó chính là tuổi thọ. Trong khi người bình thường ở Nhật có tuổi thọ trung bình là 83,3 tuổi (theo báo Kienthuc.net) 74,5 tuổi (theo báo theo Antg.cand.com) thì cuộc đời Sumo thường chỉ dừng lại ở tuổi 50 (theo Antg.cand.com). Nhưng mọi võ sĩ đều phục tùng vô điều kiện các quy định truyền đời cũng như tuân thủ lời thề trước khi trở thành đấu vật: “Tuyệt đối gắn bó trọn đời với Sumo!”. Được biết nhiều võ sĩ Sumo sau khi giải nghệ cũng không tham gia vào bất cứ môn thể thao nào khác.

Một nghi lễ truyền thống của các Sumo trước khi đấu võ.
Một nghi lễ truyền thống của các Sumo trước khi đấu võ.

Họ được xem là “thánh sống” và bất chấp những bệnh tật, chết sớm, họ vẫn dấn thân vào môn thể thao truyền thống của đất nước, bởi với họ, đây không chỉ là vinh quang mà còn là cuộc sống, là máu thịt chảy trong bản thân mỗi người.

Một trận đấu của Sumo:

Nhật Vũ