Vịnh Xuân Quyền hay Vĩnh Xuân Quyền?

Môn quyền thuật này được tổ sư Tế Công truyền vào Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX. Ngày này, tên gọi cho môn võ này vẫn còn nhiều tranh cãi.

Câu chuyện về tổ sư Vĩnh Xuân Việt Nam

Những đòn đánh ngã trong Vịnh Xuân

Theo khảo cứu của võ sư Nguyễn Mạnh Nhâm-chủ tịch CLB Vinh Xuân Hà Nội thì hiện tại có khoảng 20 chi phái Vịnh Xuân quyền. Trong tổng số các chi phái thì có xấp xỉ 80% nhận là Vịnh Xuân quyền: Vịnh ở đây có nghĩa là ngâm vịnh, ca ngợi.

sư tổ phái vịnh xuân quyền việt nam
Tôn sư Tế Công- sư tổ của Vịnh Xuân quyền Việt Nam

Chuyện kể rằng, Ngũ Mai sư bá (một nhà sư nữ) truyền dạy cho một người đàn bà tên là Nghiêm Vịnh Xuân và từ đó lấy tên là Vịnh Xuân để đặt cho môn phái.

Có 2 truyền thuyết về Nghiêm Vịnh Xuân:

Theo Diệp Vấn (một võ sư Danh sư Nguyễn Tế Công (Nguyễn Tế Vân) Trung Quốc, sang Hồng Công năm 1949, người từng dạy cho Lý Tiểu Long Vịnh Xuân quyền, thì Nghiêm Vịnh Xuân vốn là con gái của Nghiêm Nhị, một cao thủ võ lâm, lánh nạn ở chân núi Đại Lương, làm nghề bán đậu phụ. Biết Nghiêm Vịnh Xuân bị một tên cướp trong vùng bắt ép phải lấy hắn, Ngũ Mai sư bá đã truyền dạy võ nghệ cho Nghiêm Vịnh Xuân và sau đó bà đánh bại tên cướp. Lúc đó, có Lương Bác Trù cũng là cao thủ của phái Hồng Gia, mến tài của Nghiêm Vịnh Xuân mà đem lòng yêu thương, nhất là khi thấy bà luyện võ cùng cha dưới ánh trăng. Khi hai người thành hôn, Nghiêm Vịnh Xuân dạy võ cho chồng rồi hai người về Phật Sơn và Hồng Thuyền truyền dạy cho những người khác. Sau khi Lương Bác Trù mất, Nghiêm Vịnh Xuân quy y, tu ở chùa Vĩnh Xuân, (huyện Kiến Xương, tỉnh Quảng Đông).

Lại có một truyền thuyết khác: Ngũ Mai sư bá lúc đó đang tu ở chùa Bạch Hạc Sơn, một hôm đi hái thuốc, bỗng thấy một hài nhi bị bỏ rơi trong rừng, mình bọc trong chiếc chăn hồng rất đẹp, có viết chữ Nghiêm. Sư Ngũ Mai nghĩ rằng bé gái này chắc là con một gia đình quyền quý họ Nghiêm do hoàn cảnh éo le mà phải bỏ nơi rừng núi. Lúc đó đang vào mùa xuân trăm hoa khoe sắc, nên Ngũ Mai sư bá bế về nuôi đặt tên cho bé là Nghiêm Vịnh Xuân. Vịnh Xuân lớn dần và được học chữ, học đạo và võ nghệ do Ngũ Mai sáng tạo từ võ Thiếu Lâm khi quan sát kỹ cuộc chiến giữa một con chim hạc và một con rắn. Trước khi “hạ sơn”, Vịnh Xuân thưa hỏi tên môn phái thì Ngũ Mai bảo: “Con là người đầu tiên được ta truyền cho môn võ này, thì cứ lấy tên con mà đặt cho môn phái…”.

Tập Vịnh ( Vĩnh) Xuân quyền
Tập Vịnh ( Vĩnh) Xuân quyền

Còn lại khoảng 20% chi phái tự nhận là “Vĩnh Xuân quyền” (Chữ Vĩnh khác chữ Vịnh là không có bộ Ngôn hay Khẩu ở bên trái, có nghĩa là: dài, lâu). Tuy nhiên, theo võ sư Nguyễn Mạnh Nhâm, ông chọn cách gọi Vịnh Xuân quyền là theo đa số (80%).

Phả hệ Vịnh ( Vĩnh) Xuân võ gia
Phả hệ Vịnh ( Vĩnh) Xuân võ gia

Hiện nay, các chi phái tại Việt Nam cũng chưa thống nhất với nhau về cách gọi tên của môn phái. (Vĩnh Xuân hoặc Vịnh Xuân). Có lẽ ai quen gọi thế nào thì cứ gọi như vậy.  Điều quan trọng là hai tên này đều để chỉ một môn quyền thuật tinh diệu mà đã được tôn sư Tế Công đưa từ Trung Quốc vào Việt Nam  những năm  đầu thế kỉ XX.

Tham khảo link video: 

Kynangsinhton.vn