4 tựa phim duy nhất tại Viện bảo tàng Võ thuật Thế giới

Bên cạnh hàng trăm hiện vật (vũ khí, trang phục, sách…) đến từ hàng chục môn võ truyền thống đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Võ thuật Thế giới (Chungju, Hàn Quốc), 4 tựa phim sau đây cũng được giới thiệu với tư cách “những tác phẩm điện ảnh đặc biệt giá trị”.

Bộ phim võ thuật kinh điển về chiến đấu tự vệ

Bộ phim võ thuật đánh nhau cực hay nhưng ít người biết

Được thành lập năm 2011 bởi chính quyền thành phố Chungju và sự tư vấn, hỗ trợ bởi Hiệp hội Võ thuật Thế giới (World Martial Arts Union – WoMAU), Viện bảo tàng Võ thuật Thế giới là nơi lưu giữ, trưng bày hàng trăm hiện vật võ thuật truyền thống. Bên cạnh các hiện vật như vũ khí, trang phục, sách… được đóng góp bởi Viện bảo tàng Lịch sử Hàn quốc hay các hiệp hội, liên đoàn võ thuật trên toàn thế giới.

Lối vào Viện bảo tàng Võ thuật Thế giới.
Lối vào Viện bảo tàng Võ thuật Thế giới.

Được đánh giá như một trong những công cụ hiện đại đã góp phần tích cực trong việc quảng bá các giá trị tinh thần của võ thuật truyền thống, các tác phẩm phim võ thuật cũng được giới thiệu và vinh danh tại Bảo tàng. Tuy nhiên, chỉ có 4 tác phẩm được đánh giá là đặc biệt có giá trị, thể hiện được văn hóa võ thuật truyền thống và có sức ảnh hưởng sâu rộng đến cộng đồng”. 4 tác phẩm đó bao gồm.

TINH VÕ MÔN

Công chiếu năm 1972, Tinh Võ Môn được xem như một trong những tác phẩm điện ảnh võ thuật nổi tiếng nhất mọi thời đại. Đây cũng là dấu ấn được đánh giá như đỉnh điểm sự nghiệp huyền thoại Lý Tiểu Long. Trên tấm poster phim Tinh Võ Môn tại Viện bảo tàng có dòng chữ sau: “Trong phim Tinh Võ Môn, bất cứ phần nào trên người (Lý Tiểu Long) đều là vũ khí chết người“.

IMG_4127

Cùng với Tinh Võ Môn, 3 tác phẩm điện ảnh còn lại được giới thiệu trên 4 mặt của một chiếc cột lớn. Tuy nhiên, poster của Tinh Võ Môn lại được ưu tiên nằm hướng ra ngoài lối đi chính và được nhìn thấy đầu tiên, chứng tỏ sức ảnh hưởng to lớn của tác phẩm này. Không ai có thể phủ nhận rằng Tinh Võ Môn đã truyền “lửa” cho rất nhiều thế hệ người yêu võ thuật trên toàn thế giới.

TÚY QUYỀN 2

Phim Túy Quyền 1 (1978) cũng được thực hiện bởi huyền thoại võ thuật hài Thành Long nhưng tác phẩm Túy Quyền 2 (1994) lại được đánh giá cao hơn và được chọn xuất hiện tại Viện bảo tàng.

IMG_4192

Đừng cản đường khi anh ta đang say!” – đó là câu nói xuất hiện trên tấm poster. Nhiều ý kiến cho rằng Túy Quyền 2 không xứng đáng với top 4 bộ phim võ thuật truyền thống được vinh danh tại Viện Bảo Tàng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng Túy Quyền 2 ra đời đúng vào điểm “chìm” của làng điện ảnh võ thuật (thập nhiên 90), sau 20 năm hiếm có tác phẩm nào thoát được cái bóng của thương hiệu phim Lý Tiểu Long và nhiều tác phẩm điện ảnh võ thuật Hongkong rơi vào tình trạng “nhai đi nhai lại”. Xét về bối cảnh lịch sử, Túy Quyền 2 là một tác phẩm điện ảnh thực sự có giá trị và ý nghĩa tại thời điểm nó ra đời.

KUNG FU PANDA

Nếu như những tác phẩm kể trên là niềm cảm hứng của nhiều thế hệ người yêu võ thuật thế kỷ trước thì Kung Fu Panda nối tiếp thành công đó vào năm 2008. Với ý định ban đầu là đưa tình yêu võ thuật đến với tầng lớp thiếu nhi, Kung Fu Panda đã thành công vượt trội khi làm cả người lớn phải “phát cuồng”. Sự thành công đó đã khiến nhà sản xuất vững lòng đổ kinh phí làm thêm 2 phần phim và một số phụ bản giải trí khác.

IMG_4194

Hình ảnh Kung  Fu Panda ngày nay còn xuất hiện trên cả đồ chơi, game, quần áo… chứng tỏ sức ảnh hưởng mãnh liệt của tác phẩm này. Xét về ý nghĩa thời đại, Kung Fu Panda đã mở ra một giai đoạn mới, buộc các nhà làm phim phải học cách sáng tạo để tìm những con đường mới, tiếp tục dùng điện ảnh như một công cụ truyền bá những ý nghĩa nhân văn của võ thuật.

ONG – BAK

Chỉ riêng các giá trị về sức ảnh hưởng của bộ phim, sự thành công trong cốt truyện, diễn xuất… cũng xứng đáng để Ong Bak được đứng trong top 4 bộ phim đề tài võ thuật truyền thống. Tuy nhiên, có lẽ đó không phải lý do thực sự.

IMG_4195

Tác phẩm Ong – Bak (2004) không chỉ được xem như điểm sáng đã làm thức tỉnh sức sống của võ thuật điện ảnh Thái Lan mà còn đề cập đến một trong những vấn đề nhức nhối thực sự: Làm thế nào để gìn giữ những giá trị truyền thống của văn hóa và võ thuật trong thời hiện đại?

Đó có lẽ cũng chính là lý do tác phẩm điện ảnh này được chọn giới thiệu tại Viện bảo tàng – nơi thành phố Chungju đã đặt tiêu chí bảo tồn và quảng bá các giá trị truyền thống của võ thuật.

Có thể bạn quan tâm: Top 5 nữ sát thủ làng phim võ Việt

https://www.youtube.com/watch?v=1xyb9-GIINE

Hồ Võ