Giải mật các tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm Tự

“Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm”. Nói đến võ thuật Trung Quốc không thể không nhắc tới Thiếu Lâm Tự, nơi được cho là lưu giữ nhiều tuyệt học võ công đã trở thành huyền thoại với cái tên Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công (72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm).

Thiếu Lâm Tự – “vết sẹo lớn” của Phật giáo Trung Quốc?

Đạt Ma Sư Tổ – người sáng lập nên Kungfu Thiếu Lâm

Giải mật các tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm Tự

Trong các tiểu thuyết, phim ảnh kiếm hiệp, 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm được huyền thoại hóa như những võ công tuyệt đỉnh, độc bá giang hồ.

Còn trên thực tế, võ công của các nhà sư Thiếu Lâm dù không còn mang màu sắc “thần thánh”, cũng khiến nhiều người phải kinh ngạc. Hãy cùng khám phá 7 tuyệt kỹ của cái nôi võ thuật Trung Hoa:

1. Thập Bát Đồng Nhân trận

 - ảnh 1

Những người say mê tiểu thuyết cũng như các bộ phim võ hiệp chắc đều đã quá quen với cái tên “Thập bát đồng nhân” của chùa Thiếu Lâm.

Các tiểu thuyết kiếm hiệp thường mô tả “Đệ tử Thiếu Lâm muốn xuống núi, phải trải qua Thập Bát Đồng Nhân trận, tức 18 người luyện võ đến khả năng đao thương bất nhập, da thịt như đồng như sắt”.

Trên thực tế, “Đồng nhân” của Thiếu Lâm Tự là một trận pháp do 18 võ sư trấn giữ. Các võ sư nay toàn thân được bôi một lớp đồng sáng rực.

Trận pháp này cũng chẳng thâm sâu ảo diệu, mà chỉ mang nhiều tính biểu diễn. Nó cũng không được coi là một trận pháp trấn phái của Thiếu Lâm.

2. Phi Thiềm Tẩu Bích

 - ảnh 2

 - ảnh 3
“Phi Thiềm Tẩu Bích” là môn khinh công nổi tiếng của Thiếu Lâm.

Giống như tên gọi, người luyện “Phi Thiềm Tẩu Bích” cơ thể nhanh nhẹn, có khả năng đi lướt trên mái nhà và vách tường như bay, được xếp vào một trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm.

Người luyện thành thục môn võ này có khả năng chạy lướt trên độ cao 5m, tường dốc 85 độ mà vẫn như đi trên đất bằng. Trong hình, võ tăng Thích Lý Lượng của Nam Thiếu Lâm Tự đang luyện tập “Phi Thiềm Tẩu Bích”.

3. Nhất Chỉ Thiền công

 - ảnh 4

 - ảnh 5

“Nhất Chỉ Thiền” là tên gọi của một loại nội công Thiếu Lâm. Người luyện loại nội công này thành thục có khả năng phát huy toàn bộ sức mạnh tụ lại nơi một ngón tay.

Thậm chí, có lời đồn rằng chỉ những đồng nam mới có khả năng luyện thành công phu này.

Trong hình, võ tăng Thích Lý Lượng đang biểu diễn “Nhất Chỉ Thiền”. Anh cho biết, phải khổ luyện 10 năm trời, ngón tay ngắn đi 1cm mới luyện thành loại võ công này.

4. Thủy Thượng Phiêu

 - ảnh 6

Nhắc đến khinh công Thiếu Lâm, người ta thường nhớ đến hình ảnh những cao tăng bay trên mặt nước.

Trên thực tế, “Thủy Thượng Phiêu” cũng là một trong những môn khinh công nổi tiếng của Thiếu Lâm. “Thủy Thượng Phiêu” có nghĩa là lướt trên mặt nước nhẹ như bay.

Võ tăng Thích Lý Lượng, người có khả năng chạy lướt 120m trên mặt nước đã lập kỷ lục thế giới nhờ luyện “Thủy Thượng Phiêu”.

5. Kim Chung Tráo:

 - ảnh 7

 - ảnh 8
“Kim Chung Tráo” được cho là đứng thứ ba trong Thiếu Lâm tứ đại thần công.

Tương truyền, môn võ công này được Đạt Ma sư tổ sáng tạo sau “Đồng Tử Công”. “Kim Chung Tráo” gồm 12 ải, luyện đến ải cuối đao thương bất nhập, thủy hỏa bất cụ, bách độc bất xâm, trở thành thân kim cang bất hoại trong truyền thuyết, thiên hạ vô địch.

Trên thực tế, đây là một môn ngạch công, rèn luyện cơ thể cứng rắn, cường tráng.

6. Điếu Tử Công

 - ảnh 9

“Điếu Tử Công” là môn võ mà người luyện thành có thể treo cổ mà không sợ tắt thở. Môn võ này của Thiếu Lâm được nhiều người biết đến sau khi hình ảnh võ tăng Nhất Long Hy Nhật được lan truyền rộng rãi trên mạng internet.

7. Thiết Đầu Công

 - ảnh 10

 - ảnh 11

“Thiết Đầu Công” là loại công phu giúp người luyện võ có cái đầu rắn chắc và cứng như đá, là một trong số những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự. Thiết đầu công lấy đầu làm vũ khí, là một quả trùy thép lợi hại có thể đập vỡ đá tảng, đập lồi tấm thép.

Theo Tiền Phong