Top 5 cao thủ mạnh nhất trong anh hùng Lương Sơn Bạc

Cùng với Tam Quốc thì Thủy Hử cũng là một trong số những tác phẩm kinh điển được dựng thành phim và để lại dấu ấn trong lòng khán giả. Những anh hùng Lương Sơn Bạc sở hữu võ nghệ, mưu trí không kém gì các bậc danh tướng thời Tam Quốc.

Đi tìm môn nội công vô địch thiên hạ trong kiếm hiệp Kim Dung
Võ sư Karate gây choáng khi đập bể hơn 1000 viên gạch trong 1 phút

ĐẠI ĐAO QUAN THẮNG

Trong 36 Thiên Cang Tinh của Lương Sơn Bạc thì Quan Thắng đứng ở vị trí thứ 5. Ông xuất thân giữ chức Tuần kiểm phủ Bồ Đông và thuộc dòng dõi Quan Vũ ở thời Thục Hán. Chính vì vậy mà Quan Thắng sở hữu sức mạnh trời phú, ít người sánh kịp.

1

Trong trận quân Lương Sơn tấn công phủ Đại Danh, một mình ông đánh bại 15 chiến xa của địch. Đó là minh chức cho sức mạnh hơn người của đại đao Quan Thắng. Không giống như Quan Vũ, Quan Thắng ngoài võ nghệ còn có sự mưu mẹo hơn người. Nhờ mưu kế của ông, các tướng của Lương Sơn là Trương Hoành, Nguyễn Tiểu Thất đều bị mai phục và bắt sống. Nhìn chung, Quan Thắng là một vị tướng trí dũng song toàn, sức khỏe hơn người, không hổ danh con cháu Quan Vũ thời trước.

BÁO TỬ ĐẦU LÂM XUNG

Lâm Xung giỏi võ, thông thạo nhiều binh khí, trong đó có Bát Xà Mâu. Trong Thủy Hử, Lâm Xung được miêu tả: “Đầu đội khăn xéo xanh,đằng sau gáy cài vòng bạch ngọc, mình mặc áo chiến bào đơn màu lục, lưng thắt đai bạc chạm một dải lưng rùa, chân đi đôi hài mõm vuốt, tay cầm cái quạt tứ xuyên, đầu báo mặt tròn, râu hùm, hàm én,thân cao tám thước”.

Là một anh hùng thượng võ nhưng cuộc đời của Lâm Xung là tấn bi kịch. Ông từng là đô đầu của 80 vạn cấm quân, từng kinh qua trận mạc. Tuy nhiên, do gian thần lộng hành, ông bị Cao Cầu hãm hại khiến nhà tan cửa nát.

2

Với võ nghệ cao cường của mình, ông đã giết chết nhiều danh tướng của địch, đặc biệt là tướng Vương Dần của Phương Lạp, ngoài ra nhiều tướng của triều đình cũng trở thành bại tướng dưới tay ông. Sau khi đánh bại Phương Lạp, huynh đệ của ông là Lỗ Trí Thâm ngồi thiền qua đời, Lâm Xung buồn bã mà bị bệnh cảm gió, Tống Giang cho người chữa mãi không khỏi, bèn để Lâm Xung ở lại chùa Lục Hòa, giao cho Võ Tòng chăm sóc. Nửa năm sau thì Lâm Xung qua đời. Mặc dù mưu trí của Lâm Xung không được đánh giá cao như đại đao Quan Thắng, nhưng ông vẫn là một mãnh tướng trí dũng song toàn của quân Lương Sơn.

SONG TIÊN HÔ DUYÊN CHƯỚC

Hô Duyên Chước là một trong 36 Thiên Cương Tinh, ông ngồi ghế thứ 8 trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn. Duyên Chước có một thứ vũ khí lợi hại, đó chính là hai cây roi sắt có chiều dài bằng cánh tay mà ông đắc ý nhất.

3

Khi Lương Sơn tấn công phủ Thanh Châu, ông đã dùng mưu liên hoàn mã khiến quan Lương Sơn tổn thất nặng nề, sau này nhờ kế của Từ Ninh, Lương Sơn mới đánh tan quân của Hô Duyên Chước. Trên đường rút quân, ông bị Quách Thịnh đặt bẫy bắt sống và quy hàng Lương Sơn. Sau này, ông còn góp công khi dùng kế trá hàng để bắt được Quan Thắng, Tuyên Tán và Hác Tư Văn.

TÍCH LỊCH HỎA TẦN MINH

Ông ngồi ghế thứ 7 trong hàng ngũ các tướng. Tần Minh xuất thân là Đô Thống chế ở Thanh Châu Thuỷ hử mô tả ông “người mạnh khoẻ, tính nóng như lửa, tiếng to như sấm”. Biệt danh Tích Lịch Hoả cũng từ đó mà ra.

Ngoại hình và tính cách của Tần Minh có thể so sánh với Trương Phi trong Tam Quốc Chí. Tần Minh có võ công cao cường, sử dụng cây lang nha côn (gậy răng sói) muôn người không địch nổi. Ông vốn tính nóng nảy, luôn xung phong đánh trận đầu, song cũng nhờ đó mà lập nhiều công lao.

4

Sau khi chiêu an, Tần Minh cùng với nghĩa quân Lương Sơn tham gia các chiến dịch đánh Liêu, Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp. Song không may, trong trận Thanh Khê, Tần Minh bị Phương Kiệt giết chết.

Dù vốn tính khí nóng nảy, đó là một điểm yếu khiến ông bị mắc mưu của Tống Giang khi đánh Thanh Phong hay rơi vào bẫy của Trúc Gia Trang. Tuy nhiên, Tần Minh vẫn được coi là người võ nghệ cao cường, dũng mãnh, danh tiếng lẫy lừng.

MỘT VŨ TIỄN TRƯƠNG THANH

Trương Thanh ngồi ghế thứ 16 trong hàng ngũ tướng Lương Sơn. Ông là võ tướng của phủ Đông Xương, có tài ném đá rất giỏi, một lúc đánh bại 14 tướng của Lương Sơn. Sau khi cướp được lương thảo của Lương Sơn, ông bị Ngô Dụng bày kế bắt được và quy thuận Lương Sơn.

Trương Thanh có một nhược điểm đó là tính rất kiêu căng, ngạo mạn. Chính vì bản tính đó nên ông đã bị mắc mưu Ngô Dụng và quy thuận Lương Sơn. Dù sao, ông cũng là một viên tướng giỏi, lập nhiều công lao, xứng đáng là một viên mãnh tướng giống không khác gì Trương Liêu thời Tam Quốc.

V.Đ