Luận về tinh thần can đảm của người võ sĩ

Can đảm hiếm khi được coi là đáng xếp vào những đức tính, trừ khi can đảm được thực hiện với mục đích Chính đáng. Trong Luận ngữ, Khổng Tử định nghĩa lòng can đảm bằng cách giải thích phủ định của can đảm, trái với điều bình thường ông vẫn làm, “Nhận ra điều gì là đúng mà không làm là thiếu can đảm.”

3 cái phẩm chất cần có của một người học võ

Bản chất sức mạnh thiền tông

Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã – Diễn đạt phủ định này chuyển thành khẳng định sẽ là: “Can đảm là làm điều đúng.” Vướng vào tất cả hiểm hoạ, gây nguy hiểm cho bản thân, lao vào ngõ chết, những điều này thường được xem là Dũng khí. Trên chiến trường thì cách hành xử hấp tấp như vậy mà Shakespeare gọi là “dũng khí thiếu chín chắn” lại được hoan nghênh một cách bất công; nhưng Giới luật của Hiệp sĩ lại khác. Cái chết vô nghĩa bị gọi là “khuyển tử”. Một hoàng tử của Mito đã nói: “Vội vàng lao ra chiến trường và hy sinh là điều dễ dàng, nhưng sống cho đúng và chỉ chết cho đáng, đó mới là can đảm thật sự.” Hoàng tử này thậm chí chưa từng nghe nói về Plato, người định nghĩa can đảm như là “hiểu biết về những điều mà một người nên sợ và không nên sợ.” Ở phương Tây có sự phân biệt giữa lòng dũng cảm về mặt đạo đức và thể chất, điều này đã được chúng ta công nhận từ lâu. Còn gì mà những Samurai trẻ tuổi chưa được nghe về “Dũng khí Vĩ đại” và “Dũng khí của một kẻ độc ác?”
Ta có thể dễ dàng nhận thấy can đảm là phẩm chất chung của những chiến binh cổ đại – dù ở bất cứ dân tộc nào.
Dũng khí, Ngoan cường, Dũng cảm, Không sợ hãi và Can đảm là những phẩm chất tâm hồn hấp dẫn dễ dàng nhất đối với tâm trí của các chàng trai trẻ và những phẩm chất này có thể được rèn luyện bằng cách tập luyện và noi gương. Những phẩm chất phổ biến nhất này đã sớm được ganh đua giữa các thanh niên. Những câu chuyện về chiến công được lặp đi lặp lại gần như ngay lúc các bé trai chào đời. Bé trai có khóc vì đau không? Người mẹ sẽ mắng con mình: “Đau vặt mà cũng khóc, thật là hèn nhát! Con sẽ làm gì nếu cánh tay con bị chém rơi trên chiến trường? Con sẽ làm gì nếu phải thực hiện nghi thức hara-kiri (mổ bụng tự sát)?” Chúng ta đều biết đến sự chịu đựng cơn đói của một hoàng tử của Sendai (một thành phố của Nhật) trong một bộ phim truyền hình: “Ngươi có thấy những chú chim sẻ nhỏ bé trong tổ, những chiếc mỏ vàng mở to đến thế nào, và giờ hãy nhìn xem! Mẹ chúng mang giun về mớm cho chúng. Những chú chim non ăn mới háo hức và vui vẻ làm sao! Nhưng đối với một Samurai, khi dạ dày trống rỗng mà có cảm giác đói lại là một điều sỉ nhục.” Những giai thoại về sự ngoan cường và lòng dũng cảm tràn ngập trong những câu chuyện kể cho trẻ nhỏ, mặc dù những câu chuyện kiểu này không phải là phương pháp duy nhất để sớm ươm mầm lòng gan dạ và không sợ hãi. Những bậc phụ huynh nghiêm khắc đôi khi nhẫn tâm giao cho con mình những nhiệm vụ đòi hỏi tất cả sự dũng cảm. Họ nói: “Gấu ném đàn con của mình xuống hẻm núi.” Những đứa con trai của Samurai bị ném xuống thung lũng dốc cao của khó khăn và thúc đẩy chúng thực hiện những nhiệm vụ giống như Sisyphus(1).
Thỉnh thoảng chịu đựng sự thiếu thốn lương thực hoặc tiếp xúc với cái lạnh được coi như một bài kiểm tra có hiệu quả cao để lũ trẻ quen với việc chịu đựng. Những đứa trẻ nhỏ được gửi đến những người hoàn toàn xa lạ, chỉ để lại vài thông tin. Chúng phải thức dậy trước khi mặt trời mọc, và trước khi ăn sáng phải tập đọc, đi chân trần đến gặp sư phụ trong thời tiết giá lạnh của mùa đông. Một hoặc hai lần một tháng, vào dịp lễ tôn vinh vị thần học tập, chúng thường xuyên tụ tập thành nhóm nhỏ và qua đêm mà không ngủ, thay phiên đọc cho nhau nghe. Việc hành hương đến những nơi kỳ lạ như pháp trường, nghĩa trang, nhà ma ám là những việc làm yêu thích lúc rảnh rỗi của lũ trẻ. Ngày diễn ra trảm thủ công khai, những đứa bé trai không chỉ đến xem cảnh tượng kinh khủng ấy, mà còn phải một mình đến thăm pháp trường vào ban đêm và để lại dấu ấn chuyến thăm của chúng trên những đầu lâu.
Hệ thống siêu chiến binh Spartan “khoan thần kinh” này có làm cho các bậc sư phụ hiện đại sốc vì kinh hãi và nghi ngờ không? Nghi ngờ xu hướng này liệu có tàn nhẫn, làm tàn lụi cảm xúc dịu dàng của con tim hay không? Hệ thống này chỉ là một phần quan trọng trong việc giáo dục một samurai.
(1): Sisyphus là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Người phải chịu hình phạt vĩnh viễn cho tội lỗi của mình: Lăn một hòn đá nặng nề to lớn lên ngọn đồi, và khi nó chạm đến đỉnh đồi, nó lại lăn xuống.
Tác giả: Võ sư Trương Bảo Trâm Anh
Video clip: Những khoảnh khắc đẹp trong MMA – võ tổng hợp
[jwplayer player=”1″ mediaid=”65426″]