Nét đẹp tình thầy trò trong võ thuật Á Đông

Khác với người phương Tây, người Á Đông luôn đề cao những mối quan hệ trong xã hội. Võ thuật cũng vậy. Võ thuật Á Đông có một nét đẹp không thể nhầm lẫn, đó là những tình cảm thầy trò, bằng hữu, đồng môn khắng khít.

Nhân tiện bàn về nét đẹp tình thầy trò trong võ thuật Á Đông, VoThuat.vn xin mạn phép trích dẫn lại những dòng viết của võ sư Hồ Tường – môn phái võ thuật cổ truyền Tân Khánh Bà Trà Việt Nam.

Nguyên lý bất phân tranh trong võ đạo chân chính

Con đường võ đạo – Kỳ 1: Điều tối thượng của võ đạo

“Có một nhóm huấn luyện viên tuổi đời từ 21 đến 33 liên tục từ năm 1987 đến nay, mỗi tháng đều gửi người thầy dạy võ của mình số tiền học phí của lớp (lúc đầu là tất cả, mấy năm gần đây là phân nữa ), dù rằng người thầy không còn trực tiếp giảng dạy tại lớp.

Võ sư Hồ Tường (trái) và học trò người nước ngoài
Võ sư Hồ Tường (trái) và học trò người nước ngoài

Đó là chưa kể vào các dịp lễ, tết các anh đã cùng đại diện học viên của lớp đến thăm thầy và biếu quà. nhận thấy thầy không có việc làm ổn định. Kinh tế gia đình khó khăn, tám huấn luyện viên đã hùn nhau mua cho thầy một chiếc xích lô đạp kiếm sống qua ngày, và sau đó đã hùn nhau một lần nữa để đổi cho thầy chiếc xe gắn máy Suzuki hầu giúp thầy đỡ vất vả hơn.

Mỗi lần lớp tổ chức thi lên cấp, nhóm huấn luyện viên đều mời thầy đến tham dự và trân trọng giới thiệu cho cả lớp biết, để tạo sự gần gủi giữa những học viên mới với thầy, cũng như xua đi những mặc cảm trong thâm tâm thầy. Việc làm của nhóm huấn luyện viên trên hiện nay vẫn còn tiếp diễn đã cho phép mọi người thẩm định được giá trị của tình nghĩa thầy trò trong võ thuật .

Trong khi đó, cũng có một nhóm huấn luyện viên khác, tuổi đời cũng trên dưới 30, đang phụ tá huấn luyện với người thầy dạy võ của mình tại một câu lạc bộ nọ. Nhóm huấn luyện viên này thấy số lượng học viên của lớp quá đông – trên 500 học viên – đã âm mưu cùng nhau tiếp xúc với ban chủ nhiệm của câu lạc bộ, bày điều nói xấu người thầy của mình: Nào là không có hộ khẩu thành phố, nào là phân phối tiền công huấn luyện không công bằng, và xin được kí hợp đồng trực tiếp với Câu lạc bộ với mức chia tỉ lệ học phí hàng tháng cao hơn. Vì muốn giữ vững được số học viên nên Câu lạc bộ đó đã ký hợp đồng mới và gạt người thầy của các huấn luyện viên này qua một bên. Dĩ nhiên, nhóm huấn luyện viên này cũng cắt đứt luôn mối quan hệ với thầy của họ, bởi chính bản thân họ đã tự đánh giá hành động của mình thuộc loại trung thành hay phản bội !

Hai việc làm của hai nhóm huấn luyện viên trên thể hiện hai tính cách hoàn toàn đối lập nhau và cũng là đại diện cho hai loại môn sinh thường thấy ở lớp võ . Một đàng , hết lòng trung nghĩa với thầy , một đàng phản trắc ,phủi sạch công ơn huấn luyện của thầy . Tám năm qua ,trong khi số học viên của tám huấn luyện viên trung nghĩa luôn giữ vững cộng với lời khen ngợi của dư luận , thì lớp của nhóm huấn luyện viên phản trắc đã đi dần dến sự tan rã : nội bộ bất đồng , giáo trình , giáo án huấn luyện bị hụt hẩng , lắp vá do trình độ chuyên môn giới hạn ,học viên ngày càng thưa thớt , kèm theo nhiều lời chê bai của những người biết chuyện.

ba493107abvd03.jpg

Qua hai câu chuyện có thật kể trên , chúng ta thấy vấn đề tình nghĩa thầy trò trong võ thuật luôn được mọi người coi trọng là tình cảm thiêng liêng luôn luôn được tôn vinh cùng thời đại .bởi muốn học được một nghề , người ta đều trải qua sự dạy dỗ ,đào luyện của thầy lắm khi vô cùng gian nan , khó nhọc .Tục ngữ Việt Nam có câu :”không thầy đố mày làm nên “ chủ ý nhấn mạnh vai trò quyết định của người thầy trong quá trình giáo dục . Công lao của người thầy đối với học trò từng được hiền sĩ , nho gia ví như công lao sinh thành , dưỡng dục của bậc cha chú qua câu so sánh :”Sư như phụ “

Tuy việc học hỏi bạn bè , huynh đệ ,hoặc công sức rèn luyện của bản thân người tập cũng khá quan trọng nhưng đạo lý của Á Đông đều không coi nhẹ công ơn dạy dỗ , vai trò huấn luyện của người thầy võ . Kho tàng chuyện võ lâm đã có biết bao mảng chuyện đề cao tình nghĩa thầy trò thấm đậm , có tác dụng giáo dục . Định hướng cho các thế hệ học trò võ thuật mãi mãi giữ vững được tinh thần “ tôn sư trọng đạo “

Thật đẹp biết bao , khi các môn đồ võ cổ truyền ở việt Nam và Trung Quốc đã có lệ cúng Tổ nhập môn và lể giỗ tổ hàng năm cho môn sinh thể hiện tinh thần “ uống nước nhớ nguồn “ cũng như bày tỏ sự kính trọng đối với bậc thầy đang trực tiếp giảng dạy cho mình .

Hình ảnh các buổi lể đó sẽ tạo dấu ấn trong tâm khảm mọi môn sinh , góp phần xây dựng một truyền thống tốt đẹp .Đồng thời có tác động ngược lại đối với các bậc thầy : những niềm vui , những chất men kích thích sự say mê truyền lại cho đàn em những sở học võ thuật ….

Có một số môn võ ở Việt Nam không có lễ giỗ tổ vì nhiều lí do , thì gần đây đã kết hợp với ngày nhà giáo việt nam để tổ chức sinh hoạt đền ơn đáp nghĩa .Âu cũng là 1 việc làm hay đẹp .

images1025500_image001

Qua thực tế tiếp xúc với nhiều võ sư , vị nào cũng đều vui trước các học trò trung nghĩa , đồng thời cũng không tránh khỏi xót xa về vài học trò bất nghĩa .Phải chăng vì thế nhiều bậc thầy võ cổ truyền đã phải tạm giữ cho mình một vài tuyệt kĩ để giữ mình và tạo khoảng cách giữa trình độ thầy và trò ? Phải chăng vì thế mà kho tàng võ cổ truyền Việt nam ngày càng mai một , mất đi biết bao vốn quý báu của các bậc tiền nhân ?…

Như vậy ,có thể nói tình nghĩa thầy trò trong võ thuật giữ vai trò quan trọng đối với con người Việt Nam giàu tình cảm. Đó cũng là một bản sắc độc đáo trong võ thuật Việt Nam nói riêng và võ thuật Á đông nói chung.”

Võ sư Hồ Tường – Sổ tay võ thuật 32/1995