Ngũ hình quyền và những điều chưa thể lý giải – P1

Hệ thống ngũ hình quyền với 5 con linh thú (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc) nằm trong chương trình luyện tập của một số dòng phái Vịnh Xuân quyền Việt.

Diệp Vấn nhập môn Vịnh Xuân với 20 lạng bạc
Kinh ngạc trước kỹ thuật Vịnh Xuân khi bịt mắt đầy bài bản

Không ai biết chính xác hệ thống này bắt đầu từ khi nào, nhưng chắc chắn nó có nguồn gốc từ Thiếu Lâm Tự. Rất có thể phát xuất từ Bạch Ngọc Phong đời nhà Nguyên Trung Hoa, khi ông nương theo bài La Hán Thập Bát Thủ gồm 18 thế tay của vị phật A La Hán của Thiếu Lâm để chế ra Ngũ Hình quyền gồm các bài quyền dựa theo những con thú nói trên và một bài tổng hợp của 5 con thú.1.19

Sau này, trải qua một tiến trình lịch sử dằng dặc, hệ thống ngũ hình đã được trau truốt, tinh lọc, sửa đổi rất nhiều. Đáng chú ý là sự bổ sung của hệ thống này vào kỹ pháp các dòng phái Vịnh Xuân quyền Việt Nam. Khi nghiên cứu 6 bài quyền (Ngũ hình quyền tổng hợp, Long hình quyền, Hổ hình quyền, Báo hình quyền, Xà hình quyền, Hạc hình quyền).

Mặc dù đã ít nhiều có sự hòa hợp của hệ thống này so với các công phu Vịnh Xuân quyền truyền thống, người tập vẫn dễ dàng nhận ra một số khác biệt: tính đơn thế và tính chất trường quyền. Lý giải về sự có mặt của ngũ hình quyền pháp trong Vịnh Xuân quyền Việt Nam không ngoài câu trả lời: sư tổ Tế Công là người am hiểu nhiều dòng phái võ thuật Trung Hoa, khi giảng dạy cho các môn sinh tại Việt Nam, dù vẫn nhấn mạnh công phu Vịnh Xuân, ông cũng có sự kết hợp với các dòng phái khác cho phù hợp với thể chất và năng khiếu của mỗi môn đồ.

Sư tổ Tế Công là người am hiểu và mang ngũ quyền Vịnh xuân về Việt Nam
Sư tổ Tế Công là người am hiểu và mang ngũ quyền Vịnh xuân về Việt Nam

Tương truyền rằng Nguyễn Tế Công đã du nhập hệ thống Ngũ Hình quyền từ Thiếu Lâm vào Vịnh Xuân vì Nguyễn Tế Công đã từng học qua Thiếu Lâm quyền truyền thống, nhưng trong hệ thống Ngũ Hình quyền này từ Nguyễn Tế Công cho thấy không giống Ngũ Hình quyền của Thiếu Lâm. Ngũ Hình quyền là một hệ thống quyền pháp nổi tiếng tại chùa Thiếu Lâm (Tung Sơn, Hà Nam) và tại chùa Nam Thiếu Lâm (Phúc Kiến).

Hệ thống Ngũ Hình quyền tại chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến còn tồn tại sót lại trong hệ thống quyền pháp của Thiếu Lâm Hồng gia và Bạch Mi quyền rất rõ nét của Thiếu Lâm quyền còn vương lại nhưng cũng không giống hoàn toàn với Ngũ Hình quyền của Thiếu Lâm (Tung Sơn, Hà Nam).

Hệ thống ngũ hình quyền của các dòng phái Vịnh Xuân Quyền Việt Nam bao gồm 6 bài:

Ngũ hình quyền tổng hợp: bài được chia thành 5 phần tách biệt ứng với 5 con thú thiêng, bắt đầu từ các chiêu thức tay xà, tiến tới tay long, hổ, báo và kết thúc là tay hạc. Các thế tấn và bộ pháp trong bài hỗ trợ cho thủ pháp. Đây là bài quyền đặc biệt phong phú về chiêu thức, động tác. Phong thái kết hợp cả nhu nhuyễn, chậm rãi đến tốc lực, dương cương.

Long hình quyền:

Long quyền thuộc thổ, lấy tỳ làm chủ, luyện thần. đặc trưng bởi những thế chộp, vồ (cầm nã thủ), sử dụng bàn tay với các ngón tay xòe mở rộng trong những chiêu thức nhấn mạnh nguyên lý vòng tròn, các chiêu thức thường được diễn thế lặp lại 3 lần.3.38

Hổ hình quyền:

Hổ quyền thuộc kim, chủ phế, dùng để luyện cơ bắp. Bài không có đòn chân (cước pháp). Chủ luyện đòn đấm thẳng dẫn đạo (tay hổ), đòn đánh bằng lưng bàn tay kết hợp với bật chỏ ngang. Các đòn thế thường đi theo đường thẳng, với tốc độ cao và uy lực cương mãnh không thích hợp cho nữ giới.

4.47

Vothuat.info