Ý nghĩa “nội ngoại tương hợp” trong Thái Cực Quyền

Ý nghĩa và tác pháp của “nội ngoại tương hợp” trong Thái Cực Quyền.

Những ai có thể tập Thái Cực quyền?
Cậu bé 10 tuổi múa Thái Cực quyền khiến nhiều người khâm phục

“Nội” là tinh thần, mà tinh thần là cái gì vô hình, sự lành mạnh hay không của tinh thần là do thân thể biểu hiện, mà mỗi động tác của thân thể được hình thành dưới sự chi phối của hệ thống thần kinh – tức là vỏ đại não. Khi não ở trạng thái hưng phấn thì tinh thần sung túc sảng khoái; khi não bị ức chế thì tinh thần ủy mị. Yêu cầu nội ngoại tương hợp của Thái Cực Quyền (TCQ) có quan hệ mật thiết với trạng thái của vỏ đại não là như vậy.

tai-chi-sunrise

“Ngoại” là tứ chi bách hải của thân thể. Bất luận sự hoạt động toàn bộ hoặc cục bộ của thân thể, dù là hoạt động vi tiểu đến đâu, cũng phải chịu sự chi phối của thần kinh mới hoàn thành được , cho nên trong các tình huống thông thường, hoạt động nhục thể và tác dụng của thần kinh là không thể phân ly.

Ðã như thế thì tại sao khi luyện tập TCQ còn đòi hỏi nội ngoại phải tương hợp? Xin thưa sự đòi hỏi này chỉ là sự nhấn mạnh có tính cách cưỡng điệu hóa cái tác dụng chủ đạo của vỏ đại não, chiếm địa vị chủ soái trong lúc vận động, và sai khiến sự hoạt động của toàn thân. Vậy chúng ta có thể định nghĩa nội ngoại tương hợp như sau: Sự dung hợp của tác dụng tinh thần và vận động nhục thể. Vận động của TCQ có hiệu quả tốt, có hiệu năng y liệu là do tác dụng trọng yếu của tương hợp nội ngoại vậy.

Muốn làm được nội ngoại tương hợp, thì trước khi khai thức cần làm cho tinh thần trầm tĩnh xuống, sau khai thức thì nội liễm tinh thần, tập trung tư tưởng, trong mỗi một động tác hành khí làm sao, dụng ý ở đâu đều phải được phối hợp một cách nghiêm mật.

Có thể bạn quan tâm: Thái Cực Quyền đấu với Boxing như thế nào?

[jwplayer player=”1″ mediaid=”74241″]

Q.B (Tổng hợp)