8 đại cao thủ lừng danh trong lịch sử Trung Quốc cổ đại

Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, Trung Quốc luôn khiến người ta phải nể phục với việc sản sinh ra nhiều đại cao thủ nổi danh thiên hạ. Ở mỗi thời đại, lịch sử đều chứng minh rằng Trung Quốc không thiếu những người có võ công thâm hậu. Dưới đây là sơ lược về 8 vị cao thủ lừng danh khiến người đời bội phục về võ công trong lịch sử cổ đại.

10 cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc
10 sai lầm lớn nhất trong cuộc đời Gia Cát Lượng

1. Trương Tam Phong

Trương Tam Phong là nhân vật rất quen thuộc với hầu hết những người đam mê võ thuật, đặc biệt là những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung. Trương Tam Phong là người duy nhất không cầm quân đánh trận nhưng ông đã sáng tạo ra phái Võ Đang và Thái Cực Quyền phát triển rực rỡ. Nguyên là một đạo sĩ, giỏi thư họa, biết làm thơ văn, Tam Phong tự xưng là hậu duệ của Trương Thiên Sư, là tổ sư khai sinh phái Võ Đang.

Trương Tam Phong - Nhân vật được người đời ca tụng vì võ công thâm hậu.
Trương Tam Phong – Nhân vật được người đời ca tụng vì võ công thâm hậu.

Tương truyền rằng trước khi sáng tạo ra Thái Cực, Trương Tam Phong còn sáng tạo ra môn võ có tên là Cửu Tiêu Chân Kinh gồm 9 chương tu luyện nội công, điển tịch võ học này sử dụng cương nhu nhị kình (giống như Thái Cực) để hóa giải các thế đánh của đối phương và phản đòn, sức mạnh được sánh ngang Dịch Cân Kinh.

2. Nhạc Phi

Nhạc Phi là vị quân sư nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, ông là danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trong gần 20 năm chiến đấu chống quân Kim, Nhạc Phi đã trải qua 126 trận, chưa bại trận nào, và ông được “Thường thắng tướng quân”. Lịch sử gọi Nhạc Phi là người văn võ mưu trí.

Nhạc Phi.
Nhạc Phi. Ảnh minh họa.

Tống sử chép Nhạc Phi có thể giương được cái cung 300 cân mà một cân thời Tống nặng hơn 1 cân thời nay một chút, ước tính bằng khoảng 350 cân thời nay, tương đương 175 kg. Sức giương được cái cung nặng 300 cân nếu không phải mạnh như hổ thì cũng phải thần nhân chứ người thường không thể làm được.

3. Lã Bố

Ngoài Khổng Minh Gia Cát Lượng, Lã Bố là một trong những nhân vật nổi tiếng bậc nhất thời Tam Quốc. Ông là một cao thủ khét tiếng trong thời buổi này, và được mệnh danh là “Chiến thần”. Những độc giả đã theo dõi Tam Quốc điều xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh, xếp trên cả những danh tướng khác như Trương Phi, Quan Vũ, Triệu Vân…

Lã Bố - Một nhân vật khét tiếng thời Tam Quốc.
Lã Bố – Một nhân vật khét tiếng thời Tam Quốc. Ảnh minh họa.

Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng “phương thiên họa kích” và “cưỡi Ngựa Xích Thố”, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi.

Mặc dù sau khi Đổng Trác chết, 18 lộ chư hầu đem quân thảo phạt, Lã Bố vẫn dễ dàng chối chọi. Trong trận Hổ Lao Quan đánh nhau với 3 anh em Lưu Quan Trương từ sáng đến chiều không phân thắng bại. Qua đó cũng thấy được võ nghệ và sức vóc của ông ta.

4. Triệu Vân

Trong lịch sử Tam Quốc, Triệu Vân là danh tướng ở cuối nhà Đông Hán.

Triệu Vân.
Danh tướng Triệu Vân. Ảnh minh họa.

Triệu Vân nhất sinh dũng mãnh vô địch, từng hạ sát nhiều tướng địch mà chưa từng bị thương, nhiều lần trong lúc nguy nan vẫn cứu chúa thành công. Đồng thời ông từng giao chiến với nhiều danh tướng, hổ tướng đương thời nhưng chưa bao giờ bị thua.

5. Thường Ngộ Xuân

Thường Ngộ Xuân là danh tướng dũng mãnh dưới thời nhà Minh. Minh sử ghi chép ông là vị tướng bất khả chiến bại nhờ mưu lược hơn người và võ nghệ cao cường.

Nhân vật Thường Ngộ Xuân.
Nhân vật Thường Ngộ Xuân.

Thường Ngộ Xuân cùng với Thái tổ Chu Nguyên Chương đã hợp sức lật đổ nhà Nguyên lập ra nhà Minh. Một mình từng trải qua trăm trận, có thể được coi là người vô địch. Là một vị khai quốc thượng tướng triều Minh, với thành tích đơn đấu vô địch tất nhiên ông có võ nghệ cao cường xứng đáng được liệt vào danh sách này.

6. Ngao Bái

Thật ra tên tuổi Ngao Bái ít người biết đến. Ông là vị tướng quân người Mãn Châu dưới đời nhà Thanh. Ông được mệnh danh là “Mãn châu đệ nhất dũng sĩ”. Điều đó chứng minh Ngao Bái không phải hạng thường. Dưới triều Khang Hi, ông là một trong tứ trụ đại thần quyền cao, chức trọng.

Tạo hình Ngao Bái trên phim.
Tạo hình Ngao Bái trên phim.

Trong Thanh sử không có ghi chép nào nói Ngao Bái bị đánh bại. Khi bắt trói Ngao Bái, phải cần đến 18 sợi dây chắc để phòng ông ta trốn thoát. Điều đó cho thấy Ngao Bái có sức mạnh và võ nghệ phi thường. Là một vị tướng có tài nhưng vì tính cách ngang ngược, “coi trời bằng vung” nên sự nghiệp của Ngao Bái không tồn tại được lâu. Ông bị chính Khang Hi bày mưu kế bắt giữ và chết trong ngục tù.

7. Hạng Vũ 

Ông là một nhà chính trị, một tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ (Lưu Bang) đầu thời nhà Hán.

Hạng Vũ là một trong những cao thủ bậc nhất trong số các cao thủ võ thuật Trung Quốc cổ đại. Sinh thời ông có sức khỏe bạt sơn. Khi cầm quân đánh trận thì đánh đâu được đó, chưa từng thua. Lúc đánh bại nhà Tần rồi gặp các chư hầu, không ai dám ngẩng lên nhìn mặt Hạng Vũ. Một người có thể khiến người khác sợ đến như vậy đủ thấy có uy mãnh như thế nào.

Hạng Vũ
Võ nghệ cao cường nhưng người đời đánh giá Hạng Vũ là người thiếu mưu trí.

Võ nghệ cao cường nhưng người đời đánh giá Hạng Vũ là người thiếu mưu trí. Tự đại cao ngạo, bảo thủ, chuyên quyền độc đoán, thiếu ý chí cứng cỏi… là những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Tây Sở Bá vương danh tiếng lẫy lừng – Hạng Vũ. Vị Sở vương nổi danh thiên hạ đã chọn cách tự vẫn bên dòng sông Ô Giang. Cái chết của ông được hậu thế nhắc tới, cũng là một trong những ẩn số lớn trong lịch sử Trung Hoa.

8. Vũ Văn Thành Đô

Vũ Văn Thành Đô là cao thủ đệ nhất thời Tùy Đường. Ông này sử dụng binh khí là một cây Lưu Kim Đảng (giống như cái đinh ba) nặng 400 cân. Tùy Dương Đế từng phong ông là Thiên Bảo tướng quân và ban cho kim bài Vô địch, là cây cột trụ chống trời của nhà Tùy.

Trương Hiểu Thần vai Vũ Văn Thành Đô trong Tùy đường Anh hùng 2012. Ảnh: Internet.
Trương Hiểu Thần vai Vũ Văn Thành Đô trong Tùy đường Anh hùng 2012. Ảnh: Internet.

Sau này thấy giang sơn nhà Tùy khó giữ, cha con Vũ Văn Thành Đô giết Tùy Dương Đế soán ngôi và được phong làm Vũ An Vương cầm 10 vạn binh giữ Đồng Quan.

Có thể bạn quan tâm: Những kỹ năng tự vệ trong Vovinam

[jwplayer player=”1″ mediaid=”103439″]

V.Đ