Lời khuyên – “To con lớn xác” nhưng vẫn ra đòn yếu?

Đây không phải là rắc rối của chỉ vài người – và những lời khuyên sau đây cũng chỉ mang tính chất tương đối. Mỗi người đều có một cơ địa, hoàn cảnh tập luyện và thói quen khác nhau, tạo nên nhiều vấn đề hết sức khác biệt và phức tạp. Thế nhưng, những vấn đề sau đây là những điều thường gặp nhất, và có thể là mấu chốt cho khúc mắc của chính bạn.

Lời khuyên – người luyện võ, hãy xem thi đấu võ thuật thường xuyên

Lời khuyên – Dù bận rộn đến mấy, nên tập võ vào buổi sáng

1: Sai kỹ thuật

Điều quan trọng nhất làm nên sự khác biệt giữa một người luyện – và không luyện võ đó chính là kỹ thuật. Đồng ý rằng sự khác biệt về thể chất (sức mạnh cơ bắp, sức bền…) cũng là điều đáng chú ý, nhưng hãy tự hỏi vì sao trên Youtube bạn có thể search ra hàng chục trường hợp lực sĩ cử tạ bị “bắt nạt” bởi các võ sĩ, thậm chí nhỏ con hơn?

Cân nặng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh của cú đấm. Với điều kiện: Bạn phải có kỹ thuật đúng.

Kỹ thuật làm nên đặc trưng của mỗi môn phái, là xương sống của tinh hoa nghệ thuật chiến đấu. Trong hầu hết các đòn thế, kỹ thuật đúng sẽ giúp người ra đòn có thể vận dụng động năng (lực xoay, lực đẩy…) của khối lượng cơ thể vào đòn thế. Bạn có biết vì sao các môn võ thuật đối kháng phải chia hạng cân thi đấu, có những môn chia hạng cân chênh lệch nhau chỉ 5kg? Lý do rất đơn giản: Với cùng một độ chính xác về mặt kỹ thuật thì cú đấm của một người nặng 75kg khác hẳn cú đấm của một người 70kg.

Nếu bạn to con dày người mà cú đấm vẫn yếu như mèo cào thì kỹ thuật chính là sai sót đầu tiên – vì nó chính là thứ biến trọng lượng của bạn thành sức mạnh thực sự.

2: Thiếu tập luyện

Đã bao giờ bạn thử so sánh cú đấm của mình với những anh em giỏi hơn, và giữa họ với…những tay đấm đẳng cấp thế giới chưa?

Những con số đo đạc trên nhiều cách thức và khía cạnh đều chỉ ra rằng một cú đấm đẳng cấp thế giới có thể mạnh hơn 5 – 10 lần người bình thường. Đó không chỉ là kết quả cả sự chính xác và tinh tế trong kỹ thuật, mà còn là quá trình tập luyện sức mạnh cơ bắp theo một cách thích hợp.

Đừng bao giờ nghĩ rằng khi bạn học được một cú đấm, bạn cũng đồng thời học được một cách làm knock out đối thủ. Sự ảo tưởng đó dễ đẩy người luyện tập vào sự tự mãn, lười biếng, và biến những cú đấm trở thành những thứ vũ khí chỉ có lớp vỏ bề ngoài, nhưng không thực sự ẩn chứa sức mạnh.

Bạn to xác, nhưng vẫn cần tập luyện, nếu như bạn không muốn những cú đấm của mình được ví như “con dao không lưỡi”

Bài tập hay sự giảng dạy của các HLV thiếu kinh nghiệm có thể khiến bạn nghĩ rằng mọi thứ sẽ kết thúc sau một cú đấm trúng đích của bạn (cứ cho là trúng đích đi!). Nhưng sự thật rằng 99% những người không tập luyện bổ trợ sức mạnh không thể knock out được đối thủ bằng 1 cú đấm. Nhưng đối thủ có thể làm điều ngược lại với bạn.

Sai lầm càng trầm trọng khi bạn ỷ lại vào thân hình “to xác” của bạn mà không tập luyện đúng cách. Kể cả bạn có bắp tay “khủng” nhờ tập tạ thì rất tiếc – khối cơ bắp đó không có đủ tốc độ và sự chính xác cho những cú đấm đâu. Tập kỹ thuật của võ, hãy tập bài tập bổ trợ của võ. Đã bao bạn mở một lon Coca-cola mà thấy bia trong đó chưa?

Mớ lý thuyết dài dòng phía trên, tóm gọn lại chỉ như thế này thôi:

Hỏi: “Tại sao tôi đấm yếu?”

Đáp: “Vì bạn không tập đủ”.

Còn nếu bạn muốn hỏi “Tập như thế nào?” thì đây là câu trả lời.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”88688″]

Y.N