Ai là người chế ra nỏ thần cho An Dương Vương?

Nỏ liên châu hay còn được gọi là nỏ thần là nỏ có thể một phát bắn được nhiều mũi tên, theo một số nhận định thì nỏ thần thực chất chỉ là hư cấu. Tuy nhiên, trong lịch sử Việt Nam có một nhân vật có thật, là người chế ra nỏ thần thời An Dương Vương.

Quang Trung dùng vũ khí thuần Việt đánh tan quân Trung Quốc

Vũ khí bí mật của người Việt khiến Trung Quốc kinh hoàng khiếp vía

Cao Lỗ (? – 179 trước Công nguyên) còn gọi là Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với bối cảnh dựng nước thời Hùng Vương- An Dương Vương.

Tương truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một phát) mà còn được gọi là nỏ thần. Ông là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.

Năm 1959, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng vạn mũi tên đồng Cổ Loa. Chủ nhân của mũi tên ba cạnh được xác định là của người Việt sống vào thời An Dương Vương. Cuộc khai quật của các nhà khoa học diễn ra trong thành nội của thành Cổ Loa còn tìm được lò đúc, khuôn đúc mũi tên đồng.

mui-ten-dong-d
Năm 1959, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng vạn mũi tên đồng Cổ Loa

Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.

Sau khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy. Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả hai đã tử trận.

Chuyện Nỏ thần
Chuyện Nỏ thần

Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa tới Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm ngày nay) nghỉ một lát rồi chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu, được ít lâu sau ông qua đời.

Den-tho-Cao-Lo-o-Co-Loa
Đền Cao Lỗ Vương

Ghi nhớ công ơn của tướng Cao Lỗ, người dân Đại Than (nay là xã Cao Đức), huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã lấy ngày sinh và ngày mất của ông là ngày 10/3 và ngày 4/4 âm lịch hàng năm làm ngày khai mạc lễ hội tại đền Cao Lỗ vương. Dòng họ Cao ở thôn Đại Than chính là con cháu của ông.

Quang Lữ