Mai Hoa Thung – bài Lân Sư Rồng của đẳng cấp và bản lĩnh

Mai Hoa Thung – hay còn gọi là Hoa Mai Thung có tên gọi chính xác là Mai hoa thung pháp (phép tập trên cọc gỗ mai hoa) là một kiểu tập luyện võ thuật có xuất xứ từ Thiếu Lâm Tự, sử dụng các cọc gỗ cao (thung) để tập luyện độ chính xác và linh hoạt của bộ pháp (khả năng di chuyển và tấn vững của đôi chân).

Cờ người võ thuật: Độc đáo môn thể thao cổ truyền

Loài rắn trong văn hóa và võ thuật

Cái tên Hoa Mai bắt nguồn từ hình dáng của bãi thung, với các cọc gỗ dựng theo 5 hướng (5 cánh hoa mai) với một (hoặc một nhóm) cọc gỗ ở giữa làm nhị hoa. Sau này, dù các cọc gỗ được xếp theo nhiều kiểu khác nhau nhưng vẫn thường được gọi là Mai Hoa Thung.

Mai Hoa Thung trong tập luyện võ thuật.

Trong các tác phẩm điện ảnh kinh điển của phim võ thuật Trung Hoa, các bãi Mai Hoa Thung thường được dựng nên làm chiến trường cho những “cao thủ” bậc nhất.

Khi văn hóa Lân Sư Rồng trở nên thịnh hành, các kỹ thuật tập luyện và biểu diễn cũng được nâng cao, Mai Hoa Thung với độ khó kinh hoàng sớm trở thành một bài diễn dùng để chứng tỏ và thậm chí thị uy bản lĩnh của cả đội lân.

Lân trên Hoa Mai Thung

Tương xứng với những nguy hiểm mà người điều khiển Lân phải đối mặt trên những cọc gỗ cao từ 1,2 đến 3m là sự thán phục của tất cả những khán giả chứng kiến và thậm chí là của cả những người mới vào nghiệp Lân Sư Rồng. Vinh dự được đứng trên Mai Hoa Thung cũng là lời tuyên bố cho đẳng cấp và trình độ. Những người điều khiển Lân có thể bước lên Mai Hoa Thung thường cũng là những võ sĩ giỏi.

Bài Lân lên Mai Hoa Thung của Hằng Anh Đường

[jwplayer player=”1″ mediaid=”75848″]

Y.N